Giới
khoa học từng cảnh báo 99942 Apophis - thiên thạch có chiều ngang chừng
487m - có khả năng đâm trúng trái đất. Vào năm 2029, Apophis sẽ cách
địa cầu khoảng 57.600km, tương đương độ cao của các vệ tinh địa tĩnh
trên quỹ đạo. Nó có thể thay đổi quỹ đạo và lao trúng trái đất vào năm
2036.
Thiên thạch 99942 Apophis.
Các nhà khoa học Nga cho rằng đây là hiểm họa lớn nhất của địa cầu trong giai đoạn hiện nay, RIA Novosti đưa tin.
Mục tiêu chính của vệ tinh nhân tạo mà
Nga sẽ phóng về phía Apophis là xác định quỹ đạo của thiên thạch này tới
tận năm 2036 để tính toán xác suất va chạm giữa nó và trái đất. Vệ tinh
sẽ được trang bị lò phản ứng hạt nhân để sản xuất điện cùng một pin dự
phòng.
"Nếu xét trên phương diện kỹ thuật, vụ phóng vệ tinh tới thiên thạch Apophis có thể bắt đầu từ năm 2015", Viện Khoa học Nga nhận định.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát
hiện thiên thạch Apophis vào năm 2004, song các nhà khoa học NASA cho
rằng các đồng nghiệp người Nga đã lo lắng thái quá. Ông Donald Yeomans,
giám đốc bộ phận theo dõi các vật thể gần địa cầu của NASA, tuyên bố xác
suất va chạm giữa trái đất và thiên thạch Apophis chỉ khoảng 1/250.000 -
một con số rất nhỏ.