banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Vệ tinh "già" nhất của Mỹ rơi xuống Trái đất
(phatminh.com) Một trong những vệ tinh đầu tiên của Mỹ mang tên Explorer 8 phóng ngày 3/10/1960 sau nửa thế kỷ bay trên quỹ đạo đã đi vào bầu khí quyển dày đặc vào sáng 31/3.

Theo thông báo của Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ, vệ tinh này rơi vào lúc 05h15 giờ quốc tế. Hãng thông tấn RiaNovosti cho biết theo các chuyên gia ngành tên lửa - vũ trụ Nga thì Explorer 8 đã đi vào lớp khí quyển dày đặc lúc 07h23 giờ quốc tế. Người ta chưa dự đoán chính xác được địa điểm rơi của vệ tinh.

Vệ tinh Explorer 8 một trong những vệ tinh đầu tiên của Mỹ.
Vệ tinh Explorer 8 một trong những vệ tinh đầu tiên của Mỹ.

Vệ tinh Explorer 8 là thiết bị vũ trụ thứ 8 của Mỹ chỉ nặng 40,9kg và dùng để xác định mật độ và năng lượng electron trên tầng điện ly. Chiều cao quỹ đạo của nó là từ 400 đến 1,6 nghìn km.

Vệ tinh chỉ xác định được các thiên thể nhỏ (micrometeorite). Nó hoạt động được có 54 ngày, đến 27/12/1960 thì “tịt” vì pin thuỷ ngân hết điện. Những số liệu nó thu được chỉ đủ để đánh giá lớp heli trong khí quyển mà thôi.

Ban đầu vệ tinh nằm trên quỹ đạo với điểm viễn địa (tức điểm xa Trái đất nhất) khoảng 2,2 nghìn kilomet và điểm cận địa (gần Trái đất nhất) khoảng 420km. Theo số liệu của ngày 26/3, chiều cao của điểm cận địa chỉ còn là 167,15 kilomet và điểm viễn địa là 189,19 kilomet.

Explorer 8 - cũng chưa phải là vệ tinh “già” nhất còn lại trên quỹ đạo. Cho đến nay, trên vũ trụ còn vệ tinh Mỹ là Vanguard 1, phóng vào ngày 17/3/1958. Đó mới là vệ tinh già nhất chưa rơi.

(Nguồn: VietNamNet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Phát hiện ra 9 “siêu Trái Đất” có thể hỗ trợ sự sống (2/4/2012)
Sắp có hệ thống định vị cho phi thuyền  (30/3/2012)
Sao Chổi dội bom sự sống lên Trái đất (30/3/2012)
Ghi được hình lốc xoáy năng lượng Mặt trời siêu lớn  (30/3/2012)
Tàu Cassini bay sát mặt trăng sao Thổ (29/3/2012)
Tìm thấy hành tinh lâu đời nhất trong vũ trụ (29/3/2012)
Cuộc ”diễu hành thế kỷ” của các hành tinh  (28/3/2012)
Châu Âu phóng tàu Edoardo Amaldi lên trạm vũ trụ  (27/3/2012)
Dự án siêu lớn NASA: Bay lên Mặt trời  (27/3/2012)
Đám mây bí ẩn trên sao Hỏa (26/3/2012)
Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất tàu Hằng Nga 3 (17/3/2012)
Sao chổi ”giỡn” mặt trời (16/3/2012)
Phát hiện hơn 1000 hành tinh mới ngoài Thái dương hệ (15/3/2012)
Hiểm họa tiềm tàng từ các nhà máy hạt nhân cũ (15/3/2012)
Sao Mộc và sao Kim cùng hội tụ (15/3/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt