“Nguồn phản lực” trong trường
hợp này là một hố đen siêu khổng lồ, và nó tống ra một luồng vật chất di
chuyển với tốc độ gần bằng ánh sáng, được đặt tên là PKS 0637-752.
Khi lọt vào tầm ngắm của các chuyên gia
Trái đất, nó là một cấu trúc dài gần 2 triệu năm ánh sáng, theo Trung
tâm Quốc tế về nghiên cứu thiên văn vô tuyến ở Perth (Úc).
Luồng phản lực PKS 0637-752 nổi bật giữa nền vũ trụ - (Ảnh: UTas)
Luồng phản lực trên, với kích thước cỡ
một thiên hà, có những vùng sáng và tối, giống như hiện tượng khói xả
sau đợt đốt nhiên liệu phản lực, gọi là “chuỗi hình thoi sốc”.
Chuyên gia Leith Godfrey (làm việc tại
Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu thiên văn vô tuyến) cho hay, những luồng
phản lực khổng lồ như trên đã được nghiên cứu qua nhiều thập niên, kể
từ lúc khởi đầu của ngành thiên văn vô tuyến, nhưng giới thiên văn học
vẫn chưa hiểu rõ chúng được tạo ra như thế nào, hoặc cấu tạo thực sự của
chúng.
Một điều chắc chắn, chúng là những vật thể lớn nhất vũ trụ, gấp 100 lần dải Ngân hà, theo Wired dẫn lời các chuyên gia.
“Nếu chúng ta muốn tìm hiểu cách thức các thiên hà hình thành và phát triển, chúng ta phải hiểu được những luồng vật chất này”, theo chuyên gia Godfrey.
Các luồng phản lực siêu thanh mạnh đến
nỗi có thể ngăn chặn sự tượng hình của sao trong thiên hà chủ, giới hạn
sự phát triển của các thiên hà và tác động đến hình dạng hiện tại của cả
vũ trụ, ông Godfrey kết luận.