Trong một bài viết đăng trên bản điện tử của báo Nature Geoscience, NASA cho biết những số liệu đo được từ quang phổ kế của MRO đã cho thấy những dấu vết của carbonate và các khoáng vật sét thường hình thành trong nước ở đáy miệng núi lửa McLaughlin trên sao Hỏa.
Hố McLaughlin khổng lồ do một thiên thạch đâm vào bề mặt sao Hỏa tạo
ra, đã hé lộ những dấu hiệu cho thấy sự sống từng tồn tại trên hành tinh đỏ.
Những phát hiện mới này đã gợi ý sự hình thành của carbonate và đất sét trong một hồ nước ngầm ở lưu vực của miệng núi lửa trên.
Cũng theo NASA, một số nhà nghiên cứu của cơ quan này đã tuyên bố xác nhận phần bên trong của miệng núi lửa McLaughlin có nước và khu vực ngầm cung cấp nước cho miệng núi lửa này có thể có những môi trường ẩm ướt và các môi trường sống.
Các nhà khoa học cho biết miệng núi lửa trên thiếu các kênh rạch lớn chảy vào, vì vậy, nước, nếu từng có trong hồ này, có khả năng là nước ngầm.
Hiện tàu tự hành Curiousity của NASA đang khám phá bề mặt sao Hỏa kể từ khi đáp thành công xuống hành tinh Đỏ hồi tháng 8 năm ngoái.
Nhà khoa học Rick Zurek thuộc NASA cho rằng những phát hiện kể trên chứng tỏ sao Hỏa phức tạp hơn những nhận định trước đó và ít nhất một vài khu vực trên sao Hỏa có khả năng mang dấu hiệu sự sống hơn những nơi khác.