Phát hiện này là kết quả của một thí
nghiệm trước đó. Theo thí nghiệm tiết lộ rằng đại dương khổng lồ trên
Thiên Vương (Uranus) và Hải Vương (Neptune) có thể ẩn chứa vài đặc điểm
độc đáo về hai hành tinh.
Sao Hải Vương
Theo lập luận của các nhà nghiên cứu,
nếu đặt trong môi trường cực nóng và áp suất cực cao như trên hành tinh
Hải Vương, điều gì sẽ xảy ra với kim cương? Họ quyết định sẽ hóa lỏng
kim cương ở điều kiện áp suất tương tự trên Hải Vương - nghĩa là gấp 11
triệu lần so với điều kiện môi trường trên Trái Đất. Nhiệt độ cũng được
tăng lên tới 50.000 độ.
Kết quả thật bất ngờ, những tảng kim
cương rắn đã hình thành trên nền chất lỏng. Chúng thậm chí còn trôi nổi
như những tảng băng trôi quen thuộc ở Nam Cực và Bắc Cực của Trái Đất.
Đại dương kim cương trên Thiên Vương - Hải Vương là
nguyên nhân khiến từ trường của hai hành tinh này biến dạng.
Khi thực hiện thí nghiệm trên, các nhà
khoa học hướng tới 2 mục đích. Thứ nhất, họ muốn tìm hiểu xem điều gì
gây ra sự khác biệt của cực nam châm so với cực địa lý trên Hải Vương -
Thiên Vương. Trên thực tế, chúng chênh nhau 60 độ so với cực bắc - nam.
Trong khi đó, các cực nam châm trên Trái Đất phù hợp với các cực địa lý.
Thứ hai, điều gì khiến hai hành tinh này có 10% được tạo nên từ carbon.
Và các nhà khoa học tin rằng câu trả lời
cho các câu hỏi trên chính là đại dương kim cương. Chúng có điều kiện
hoạt động tương tự như đại dương nước trên bề mặt Trái Đất.