Điều đó dẫn đến việc các thiên thạch va chạm với các hành tinh bao gồm Trái đất và Mặt trăng, gây ra hiện tượng các tiểu hành tinh và thiên thạch liên tiếp bắn phá Trái đất 3,9 tỷ năm trước đây (thường được nhắc đến nhất là nạn Đại hồng thủy).
Nguyên nhân trận Đại hồng thuỷ trong lịch sử loài người đã được hé lộ?Ảnh: Internet |
Được biết, nhóm nhà khoa học này vừa đăng tải đề tài nghiên cứu: Sự dịch chuyển của các hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc đã tạo nên những cơn bão sao băng lớn nhất trong lịch sử hệ Mặt trời. Công trình vừa được công bố trên tạp chí Nature Geoscience.
Tiến sĩ Simone Marchi, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, đưa ra giả thuyết trên khi nghiên cứu mẫu đá Mặt trăng được tàu Apollo 16 mang về Trái đất năm 1972 và hai loại chính của thiên thạch.
Hệ Mặt trời. Ảnh: Internet |
Ông Marchi và đồng nghiệp sử dụng chỉ số đồng vị của Argon để xác định thời điểm va chạm xảy ra. Mô phỏng trên máy tính và mô hình cho thấy: Giai đoạn thiên thạch tấn công mạnh mẽ bên trong hệ Mặt trời là giữa 3,4 và 4,1 tỷ năm trước trùng với thời gian xảy ra nạn Đại hồng thủy. Các chỉ số Argon cũng cho thấy các mẫu thiên thạch chỉ có thể là kết quả của sự va chạm tốc độ cao, vượt quá 10 km/s.
Các nhà khoa học khám phá rằng, một số khoáng chất ziricon trên Mặt trăng và dăm kết kiến tạo gây ra bởi vụ va chạm có tuổi thọ hơn bốn tỉ năm đều bắt nguồn từ một vụ va chạm lớn duy nhất gọi là Imbrium Basin. Điều này đã hỗ trợ cho thuyết Đại hồng thủy vốn đang bị suy yếu.
“Các tính toán Argon mới cung cấp kết quả quan trọng lấp đầy lỗ hổng trong mô hình chuyển vị của các hành tinh. Vận tốc cao hơn có thể đẩy các hành tinh vào quỹ đạo hành tinh khác, va chạm xảy ra và vành đai tiểu hành tinh nhanh chóng trống rỗng", Tiến sĩ Simon O'Toole của Đài thiên văn Australia cho biết.