NASA vẫn chưa xác nhận khả năng tàu Voyager-1 ra khỏi hệ Mặt Trời
(www.phatminh.com) Những dữ liệu gần đây nhất từ Voyager-1- con tàu vũ trụ nặng 722 kg được NASA phóng lên quỹ đạo vào năm 1977 cho thấy nó đã lọt vào một khu vực ngoài nhật quyển (heliosphere) - nơi không chị ảnh hưởng của Mặt Trời. Tuy nhiên, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ vẫn hoài nghi về kết quả này và họ cho rằng Voyager-1 vẫn nằm trong hệ Mặt Trời.
Nhật quyển là một khu vực trong không gian bị chi phối bởi Mặt Trời và tại đây có những cơn gió chứa hạt mang năng lượng xuất phát từ lớp bụi và khí bao quanh không gian liên sao tỏa đi khắp thiên hà Milky Way.
Những nghiên cứu gần nhất đã được đăng tải trực tuyến trên tạp chí Geophysical Research Letters (GRL) và dữ liệu cho thấy tàu Voyager-1 đã thu thập những thay đổi lớn về bức xạ trong môi trường qua đó gợi ý rằng nó đã vượt qua biên giới của hệ Mặt Trời hay còn gọi là nhật mãn(heliopause).
Vào ngày 25 tháng 8 năm ngoái, Voyager-1 đã bắt đầu phát hiện sự tăng cao về số lượng của các hạt mang năng lượng lớn hay các tia vũ trụ đến từ không gian liên sao và trong cùng thời điểm, nó cũng ghi nhận sự suy giảm về mật độ của các hạt mang năng lượng xuất hiện từ phía sau, cụ thể là từ Mặt Trời. Theo giải thích của giáo sư Bill Webber đến từ đại học bang New Mexico thì đây là bằng chứng cho thấy Voyager-1 đã thoát khỏi nhật quyển.
Tuy nhiên, NASA cho biết mọi đánh giá về việc Voyager-1 đã lọt vào không gian liên sao không phản ánh tầm nhìn của các nhân viên đang làm việc cho dự án và giáo sư Weber cũng thừa nhận đang diễn ra một cuộc tranh luận rất sôi nổi về tình trạng của Voyager-1.
Theo một thông báo từ American Geophysical Union (AGU), Weber một mực khẳng định: "Nó đã ra ngoài nhật quyển. Chúng ta đang ở trong một vùng mới. Và mọi thứ chúng ta đo được rất khác biệt và hấp dẫn."
Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu vẫn xem xét dữ liệu các thời kỳ của Voyager-1 để xác định khả năng thoát khỏi nhật quyển trong trường hợp tàu vẫn di chuyển theo một hướng duy nhất. Ed Stone, nhà khoa học làm việc cho dự án Voyager tại phòng thí nghiệm các hệ thống đẩy (JPL) của NASA cho biết ông muốn thấy một sự thay đổi của từ trường xung quanh tàu trước khi tuyên bố tàu đã đi vào không gian liên sao. Tuy nhiên, "những thay đổi về hướng di chuyển vẫn chưa được xem xét."
Ảnh chụp sao Mộc của Voyager-1 khi nó "chạm trán" ngôi sao này vào tháng 3 năm 1979.
Voyager-1 được phóng vào vũ trụ vào ngày 5 tháng 9 năm 1977 với nhiệm vụ nghiên cứu vùng không gian bên ngoài hệ Mặt Trời và vùng chuyển tiếp liên sao. Người anh em của nó là Voyager-2 cũng được phóng trước đó vào ngày 20 tháng 8 trong cùng năm. Voyager-1 hiện là vật thể do con người chế tạo ở xa nhất ngoài Trái Đất và sau 35 năm 6 tháng 17 ngày hoạt động tính đến hôm nay, con tàu đã đi được hơn 18 tỉ km tính từ hành tinh của chúng ta, gấp 123 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Nhiệm vụ đầu tiên của Voyager-1 là khảo sát Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ này vào năm 1989, Voyager-1 tiếp tục hướng đến vùng không gian sâu theo hướng trung tâm thiên hà Milky Way của chúng ta. Con tàu hoạt động bằng nguồn năng lượng từ máy phát điện đồng vị phóng xạ Plutonium. Do phóng xạ Plutonium trên tàu sẽ phân rã hết trong từ 10 đến 15 năm tới nên vào thời điểm này, mọi thiết bị cũng như hệ thống truyền tin của Voyager-1 sẽ ngưng hoạt động.