Thay vì sản xuất ra chất hữu cơ từ carbon dioxide như ở cây, các nhà khoa học tạo ra hydrocarbon từ lá nhân tạo, loại nhiên liệu có thể thay thế dầu. Công nghệ này từng được thử làm trước đó, nhưng mới thành công ở mức độ khiêm tốn. Nhưng gần đây, một nhóm nhà khoa học ở ĐH Glasgow phát hiện ra quy trình có thể coi là đột phá, đó là dùng các tấm pin mặt trời để cung cấp lượng điện cần thiết phục vụ quá trình quang hợp. Các nhà khoa học dựa vào quá trình quang hợp của cây để tạo ra nhiên liệu phục vụ các phương tiện giao thông.
Loại dầu được tạo ra từ cây nhân tạo sẽ được sử dụng để dữ trữ năng lượng, sau đó cung cấp nhiên liệu cho các phương tiện. GS. Richard Cogdell, người đứng đầu nghiên cứu, tin rằng quy trình với hiệu quả lớn hơn này có thể khiến năng lượng thu được từ cây trở thành một nguồn năng chính trong những thập kỷ tới. GS. Cogdell dự tính các nhà máy nhiên liệu có những bể chứa vi khuẩn lớn, có tác dụng chuyển hóa một lượng lớn nhiên liệu đốt cháy. Những vi khuẩn này sẽ phá hủy carbon dioxide trong quy trình trung hòa carbon, và có thể giúp giảm phát thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Các nhà khoa học hy vọng sẽ hoàn thành công nghệ này trong 2 năm tới, và phát triển hệ thống chạy mẫu quy mô nhỏ trong 5 năm tới. Dự án đang được chính phủ Anh rất ủng hộ, với khoảng 3 triệu bảng tài trợ. |