Thực tế cho thấy các hội chứng ấy có thể đeo bám một đứa trẻ đến suốt đời, song diễn biến dưới một hình thức khác, chẳng hạn nguy cơ tự sát hoặc những rối nhiễu tâm lý khác.
Hội chứng quá hiếu động có thể theo trẻ tới khi trưởng thành. (Ảnh minh họa)
Thống kê cũng cho thấy 37,5% số người ở lứa tuổi 30 có những vấn đề về sức khoẻ tâm thần, kể cả nghiện rượu và nghiệm ma tuý có tiền sử mắc hội chứng nói trên. Ít nhất một rối nhiễu tâm lý được ghi nhận ở 57% những người thuộc nhóm này. Số liệu thống kê cũng chỉ ra chỉ một số ít trẻ mà khi lớn lên tự khỏi bệnh, trở thành những người có sức khoẻ tâm thần bình thường.
Một tác giả chuyên nghiên cứu hội chứng này ở người lớn tuổi là Tiến sĩ William Barbarez tại Bệnh viện nhi Boston (Hoa Kỳ) cho biết: “Hội chứng hiếu động thái quá xuất hiện ở 7% trẻ em. Trong công việc, tôi đã thường xuyên theo dõi 5.718 em, thì thấy có đến 367 em hiếu động thái quá”. Với tỷ lệ như vậy hội chứng này rất đáng được y học quan tâm.
Barbarez chính là người đã tìm hiểu hội chứng trong thực tế này có ảnh hưởng như thế nào trong suốt cuộc đời của một người. Tiến sĩ Barbarez cho biết những loại thuốc hiện nay thường được các bác sĩ kê đơn để điều trị hội chứng này có hiệu quả rất hạn chế. Chúng có thể giúp các em tập trung hơn trong những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Song đối với người lớn tuổi thì dường như thuốc không có mấy tác dụng và không chữa được tận gốc rễ sâu xa.
Theo Barbarez, đây là một vấn đề mà y học cần quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa để những em thời thơ ấu đã có chẩn đoán mắc hội chứng “hiếu động thái quá” khi trưởng thành cần tiếp tục chữa trị bằng thuốc men với sự hỗ trợ của các biện pháp của tâm lý trị liệu (psychotherapy).