banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Vượn Việt Nam bên bờ tuyệt chủng
(www.phatminh.com) Các tổ chức bảo tồn động vật quốc tế cảnh báo, ba trong số sáu loài vượn quý hiếm của Việt Nam đang trên bờ tuyệt chủng, khi số lượng loài suy giảm nhanh chóng.

Theo báo cáo "Hiện trạng bảo tồn vượn Việt Nam" do Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) và Tổ chức bảo tồn quốc tế (CI) công bố hôm qua, các loài vượn sắp tuyệt chủng gồm vượn đen đông bắc, vượn đen tây bắc và vượn má trắng.

Báo cáo nghiên cứu toàn diện đầu tiên về vượn ở Việt Nam cho hay quần thể loài vượn trong 10 năm qua suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn số ít ở các khu bảo tồn. Nguyên nhân do môi trường sống và tình trạng săn bắn của con người.

Các chuyên gia cho biết, ngay tại các khu bảo tồn, sinh cảnh sống của vượn cũng thu hẹp dần vì hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp, lấn chiếm đất nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công trình thủy điện. Mặt khác, các con đường mới xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho thợ săn vào rừng dễ dàng hơn.

Vượn má trắng
Vượn má trắng.
(Ảnh: AFP).

"Việt Nam là khu vực sinh sống quan trọng của 6 loài vượn của thế giới. Tất cả chúng đều bị đe dọa tuyệt chủng", ông Ben Rawson, Chuyên gia linh trưởng vùng thuộc Chương trình Greater Mekong của tổ chức CI, cho biết.

Ông Ben Rawson cho rằng, người dân và chính quyền địa phương cần nhận thức rõ và bảo vệ các quần thể vượn đang bị đe dọa.

"Theo luật pháp Việt Nam, vượn được bảo vệ ở mức cao nhất. Tuy nhiên không phải ở nơi nào cơ quan thực thi pháp luật và người dân cũng tuân thủ nghiêm túc. Các loài vượn chủ yếu sống giới hạn trong khu bảo vệ, nhưng vài quần thể suy giảm tới mức trong tương lai gần chúng khó có thể tồn tại và phát triển", ông Ben Rawson nói.

Tiến sĩ Ulrike Streicher, bác sỹ thú y, Quản lý Chương trình Linh trưởng của FFI Việt Nam cho biết, các mối đe dọa tới vượn đều do con người. Để phát triển được, quần thể vượn cần một khu vực rừng đủ lớn mà hiện nay Việt Nam còn lại rất ít.

"Việc bảo vệ vượn cần được ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam. Thành công nhỏ bé mà chúng tôi đạt được trong bảo tồn vượn như tại Khu bảo tồn vượn Cao Vít, Cao Bằng đã chứng minh chúng ta có thể hy vọng. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều việc phải làm", ông Ulrike Streicher nói.

"Chúng ta phải hành động ngay, nếu không con cháu sau này không còn cơ hội thấy loài vượn trong tự nhiên. Vượn là loài động vật hiền lành, không làm hại ai, chúng còn mang lại cho con người vẻ đẹp, tiếng hót vui nhộn và so với loài khác còn có hàng gần gũi nhất với con người", ông Nguyễn Mạnh Hà, Cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội nói.

Cũng theo ông Hà, tại hầu hết các vùng phân bố vượn Việt Nam, các quần thể vượn đều trong tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng. Một vài nơi các nhà khoa học không còn ghi nhận sự hiện diện của chúng.

"Nếu tương lai của các loài vượn ở Việt Nam không còn được đảm bảo, thì mức độ đa dạng sinh học, môi trường sống của con người Việt Nam cũng bị đe dọa", ông Hà nhận định.

Năm ngoái, con tê giác một sừng cuối cùng của Việt Nam đã chết, đồng nghĩa với việc một phân loài tê giác của khu vực Đông Nam Á tuyệt chủng. Số phận các loài vượn của Việt Nam cũng đang phải đối diện với nguy cơ này.

Để cứu các loài vượn tự nhiên, các chuyên gia bảo tồn kêu gọi, người dân và chính quyền cần ngăn chặn săn bắt và buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã, bảo vệ các loài vượn quý hiếm của Việt Nam.

(Nguồn: KH )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Bướm chúa rừng hiếm thấy xuất hiện hàng ngàn con ở Sapa (23/5/2012)
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực  (22/5/2012)
Phục sinh cây thủy tùng (21/5/2012)
Cá chết hàng loạt trên thượng nguồn sông Gianh (18/5/2012)
Nhiều loài cá quý hiếm đang bị đe dọa (17/5/2012)
Gấu trúc Trung Quốc có gốc gác từ châu Âu (17/5/2012)
Ứng dụng nuôi cấy mô để bảo tồn loài lan Kim Điệp (16/5/2012)
Bảo tồn loài ếch có nọc độc nhất thế giới (15/5/2012)
Những điều chưa biết về loài cá khổng lồ dài 8m (15/5/2012)
Lộ hình ảnh loài khỉ quý hiếm (12/5/2012)
Hệ sinh thái các nước Đông Nam Á nhìn từ vệ tinh (12/5/2012)
Tìm thấy loài voi mamut “lùn” nhất thế giới (11/5/2012)
Phát hiện mảnh cuối tử thư Amenhotep (28/4/2012)
Mây xanh lục xuất hiện tại Nga (28/4/2012)
Bồ câu có ”la bàn” trong não (27/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Mực khổng lồ dài 4 mét
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt