banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tôm sát thủ "thôn tính" sinh vật châu Phi
(phatminh.com) Một loài tôm mà người dân ở miền nam nước Mỹ thường mua để chế biến thức ăn đang bành trướng và tiêu diệt hàng loạt sinh vật ở châu Phi.

Một con tôm đầm lầy đỏ trong hồ Naivasha tại Kenya.
Một con tôm đầm lầy đỏ trong hồ Naivasha tại Kenya. (Ảnh: National Geographic)

National Geographic đưa tin tôm đồng Louisiana, còn được gọi là tôm đầm lầy đỏ, đang tiêu diệt cá nước ngọt, trứng cá, động vật thân mềm, động vật giáp xác và cây thủy sinh tại châu Phi. Với chiều dài trung bình khoảng 15cm và có khả năng di chuyển theo tư thế "đứng thẳng", chúng đang tung hoành trong các ao, hồ và sông tại Kenya, Nam Phi, Rwanda, Uganda, Zambia, Ai Cập và nhiều nước khác.

Các nhà bảo tồn lo ngại tôm đầm lầy đỏ sẽ di chuyển tới các nước Đông Phi như Malawi, Tanganyika và Victoria. Những hồ nước ngọt ở Đông Phi là nơi sinh sống của hàng nghìn loài sinh vật mà con người không thể tìm thấy ở nơi khác.

“Bằng cách tiêu diệt các loài động vật và thực vật trong các sông, hồ và đầm lầy, tôm đầm lầy đỏ có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái và làm giảm những chức năng sinh thái quý giá”, Geoffrey Howard, điều phối viên toàn cầu về các loài xâm lấn của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), phát biểu.

Kenya và Nam Phi là hai nước đầu tiên ở châu Phi nhập khẩu tôm đầm lầy đỏ vào thập niên 70. Chúng được nuôi trong các bể cá, công viên hải dương trước người ta thả chúng vào hồ Naivasha tại Kenya để nuôi. Chúng được bán sang khu vực Scandinavia, nơi chúng được coi là đặc sản. Trước đó Kenya cũng có tôm đồng, song chúng đã chết hết bởi một căn bệnh.

“Hồi ấy chẳng ai nghĩ tôm đầm lầy đỏ là một mối đe dọa, nhưng thực tế chúng đã gây tác động xấu tới nguồn thủy sản trong hồ Naivasha. Do chúng ăn trứng cá và cá nhỏ nên số lượng cá trong hồ giảm mạnh”, Howard kể.

Người ta tiếp tục thả tôm đầm lầy đỏ vào các vùng nước ngọt xung quanh các thành phố Nairobi, Kiambu, Limuru của Kenya để tiêu diệt ốc sên mang ký sinh trùng. Nhưng do tôm đào hang trong đập, bờ sông và bờ hồ nên cơ sở hạ tầng và diện mạo của một số khu vực đã thay đổi đáng kể theo hướng tiêu cực. Chẳng hạn, hoạt động đào hang của tôm khiến nước trong các kênh rò rỉ, đập sụp xuống và bờ sông, hồ xói mòn.

Không có kẻ thù tự nhiên, lại có khả năng thích nghi với môi trường nên tôm đầm lầy đỏ thực sự là một loài xâm lấn thành công.

“Chúng có thể di chuyển ở tư thế đứng vừa bơi ngược dòng. Bơi xuôi dòng trong sông và suối là việc dễ dàng đối với chúng”, Howard nói.

Arne Witt, một chuyên gia của Trung tâm Nông nghiệp Sinh học Quốc tế (CABI), cho hay, tôm đầm lầy đỏ còn có khả năng thay đổi thức ăn theo điều kiện môi trường. Chúng có thể ăn nhiều loài, từ sinh vật phù du tới động vật lưỡng cư.

“Nhiều loài thực vật thủy sinh biến mất bởi sự phàm ăn của tôm đầm lầy đỏ”, Witt khẳng định.

Sự phàm ăn của tôm đầm lầy đỏ khiến lượng mồi của cá, chim và nhiều loài động vật săn mồi khác giảm.

(Nguồn: Vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Voọc chà vá chân đỏ giảm mạnh ở Sơn Trà (11/1/2012)
Rùa khổng lồ tái xuất hiện sau 150 năm tuyệt chủng (10/1/2012)
Động đất mạnh 6,6 độ richter ở quần đảo Solomons (10/1/2012)
Bướm khổng lồ xuất hiện nhiều tại Sóc Trăng (10/1/2012)
Hải cẩu có thể tuyệt chủng do biến đổi khí hậu (9/1/2012)
Ảnh vũ trụ tuần qua (9/1/2012)
Chùm ảnh mưa sao băng đầu tiên trong năm 2012 (7/1/2012)
Cá heo quý xuất hiện tại Kiên Giang (6/1/2012)
“Kỹ nghệ” tàng hình của bạch tuộc ở Indonesia (6/1/2012)
10 pha hành động ngoạn mục của chim (6/1/2012)
Những bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất tháng 12/2011 (5/1/2012)
Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc co lại (5/1/2012)
Chuột đá Lào: Còn nhiều bí ẩn chờ khám phá  (5/1/2012)
Tử vong vì ăn phải nấm mũ tử thần (4/1/2012)
Loài rắn đẹp nhất thế giới (4/1/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Mực khổng lồ dài 4 mét
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt