(www.phatminh.com) Trong khi Công ty Công nghệ sinh học Bionet tuyên bố có thể xét nghiệm gene để sàng lọc ra những vận động viên có tố chất trở thành ngôi sao trong thể thao , một số nhà khoa học cho rằng “đây là việc làm mạo hiểm”.
|
|
Trong khi Công ty Công nghệ sinh học
Bionet tuyên bố có thể xét nghiệm gene để sàng lọc ra những vận động
viên có tố chất trở thành ngôi sao trong thể thao (Đất Việt, 15/8), một
số nhà khoa học cho rằng “đây là việc làm mạo hiểm”.
GS.TS Lê Đình Lương, Tổng thư ký Hội Di truyền học Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí “Di truyền học và ứng dụng”: “Quá mạo hiểm...”
|
GS.TS Lê Đình Lương: "Quá mạo hiểm..." | Chức
năng, nhiệm vụ của Công ty Bionet trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay
là hữu dụng nếu đóng vai trò là cầu nối giữa thị trường với các nhà
khoa học khi Bionet đứng ra nhận mẫu rồi đưa đi các nơi cả trong và
ngoài nước để xét nghiệm. Tuy nhiên, Bionet không công bố như vậy mà mô
tả khác hẳn. Họ nói họ có hai phòng thí nghiệm đều được vận hành bằng
robot, nhưng theo tôi biết thì Bionet không có phòng thí nghiệm. Vậy họ
làm điều này bằng cách nào? Tôi không thể hiểu được...
Khả năng
thể thao của con người là tính trạng phức tạp và chịu sự điều khiển của
nhiều gene. Gene kết hợp cùng yếu tố môi trường và xã hội thì mới tạo
nên khả năng thực tế của con người. Khả năng thể thao không tách rời yếu
tố di truyền của con người nói chung và sức khỏe nói riêng. Đây là các
đặc điểm rất phức tạp, chắc chắn là do rất nhiều gene quy định, chứ
không thể chỉ do 18 gene quy định được.
Về mặt khoa học, dùng
gene làm tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên (VĐV) ở giai đoạn hiện nay
là mạo hiểm, dù có một số cơ quan, tổ chức ở nước ngoài đã làm nhưng chỉ
mang tính tham khảo. Nếu đưa thành tiêu chuẩn để tuyển chọn thì sẽ
khiến nhiều người bị oan. Con người sinh ra không giống nhau về cấu trúc
di truyền và hoàn cảnh nuôi dưỡng, giáo dục, nên nếu chỉ dựa vào gene
để quyết định thì sẽ gây ra bất công. Đây là một vấn đề khoa học nên
nghiên cứu, và trên thực tế, người ta đã tìm ra một số gene có vai trò
nào đó, nhưng chưa nên đưa thành tiêu chuẩn để lựa chọn VĐV.
Mặt
khác, cần lưu ý về đạo đức sinh học. Dựa vào gene để loại trừ hay chấp
nhận VĐV nào đó thì vô hình chung đã tạo ra sự phân biệt chủng tộc, vì
rất có khả năng mỗi chủng tộc có hoặc không có gene nhất định nào đó.
Liên Hợp Quốc đã thành lập ra Ủy ban đạo đức sinh học. Nếu đưa tiêu
chuẩn này ra để lựa chọn VĐV thì chúng ta có thể sẽ vi phạm luật đạo đức
sinh học.
Ông Đỗ Đình Kháng, Trưởng bộ môn cử tạ (Tổng cục Thể dục thể thao): “Cần ủng hộ công nghệ mới”
“Công
tác lựa chọn VĐV để đào tạo hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào thành tích của
VĐV đó ở các giải nhỏ hoặc cấp cơ sở. Phương pháp tuyển chọn này có thể
chưa đầy đủ, trong một số trường hợp có thể bỏ sót những VĐV có tiềm
năng nhưng chưa bộc lộ ra ngoài. Vì thế, cần ủng hộ việc áp dụng thành
tựu của KH-CN vào việc lựa chọn VĐV...”.
Xét nghiệm gene sàng lọc VĐV: Chưa rõ ràng
|
Xét nghiệm gene trong phòng thí nghiệm (Ảnh: Impactlab) | Tại
Mỹ, một số công ty thương mại như Công ty Atlas Sports Genetics đang
cung cấp dịch vụ xét nghiệm giá 149 USD (3,1 triệu đồng)/người để dự
đoán khả năng phát triển thể thao của trẻ em. Quy trình rất đơn giản, họ
chỉ cần lấy bông chuyên dụng rồi thấm vào thành má người được xét
nghiệm để thu thập mẫu ADN, sau đó phòng thí nghiệm sẽ phân tích để tìm
ra biến thể của gene ACTN3 – một gene trong hơn 20.000 gene thuộc hệ
gene của con người. Mục đích là để xác định một người có khả năng đạt
tốc độ tốt nhất trong các môn thể thao cần sức nhanh, mạnh như chạy nước
rút hay bóng đá, hoạc môn thể thao cần sức chịu đựng như điền kinh,
hoặc kết hợp cả hai yếu tố.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng xét nghiệm để tìm ra biến thể gene ACTN3 mới ở giai đoạn trứng nước và gần như là vô ích.
Theo
bài đăng trên Thời báo New York ngày 29.11.2008, TS. Theodore
Friedmann, giám đốc Chương trình liệu pháp gene hợp tác giữa ĐH
California và Trung tâm y tế San Diego, phát biểu: “Tôi muốn được thấy
nhiều nghiên cứu được tiến hành hơn nữa trước khi dịch vụ được cung cấp
cho mọi người. Tôi không phủ nhận những gene này có vai trò trong thành
công của VĐV, nhưng nó không rõ ràng như đen và trắng”. |
|
|
|
|
|
|