Tác giả của sáng chế này cho biết:
“trước công trình của chúng tôi, thật khó mà tưởng tượng ra được chúng
ta có thể chế tạo ra được một loại vật liệu mềm, có khả năng dẫn điện
tốt, lại có thể chữa lành được các vết xước, vết thương. Một vết cắt mới
sẽ “tự lành” sau vài giây. Trong khi, da của con người cũng phải cần
vài ngày mới lành được”.
Một nhóm các nhà vật lý do nhà khoa học Zhenan Bao, thuộc trường đai học Stanford, Mỹ đã cố gắng “tái sinh” những đặc điểm nổi bật của da - mềm, bền vững, nhạy cảm cao và có khả năng tự lành vết thương trên một loại vật liệu nhân tạo.
Nam 2010, Bao và các đồng nghiệp đã tạo ra một loại vật liệu có khả năng dẫn điện, có phản ứng khi tiếp xúc và bị ấn.
Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng phát minh của họ sẽ
thu hút được sự chú ý của các bác sỹ và các nhà khoa
học, nghiên cứu về lĩnh vực chân, tay giả trong thời gian tới.
Trong công trình nghiên cứu mới này, các tác giả quyết định đưa thêm công dụng “tự chữa lành vết thương”
vào cho loại vật liệu này. Trong những năm gần đây nhiều nhóm các nhà
khoa học cũng đã tạo ra được loại vật liệu có khả năng tự lành, nhưng
tất cả chúng đều có những thiếu sót khiến chúng không thể được ứng dụng
vào làm da nhân tạo.
Bao và các đồng nghiệp của ông đã giải
quyết thành công bài toán khó này với việc sử dụng thêm 2 thành tố quan
trọng: polymer hydrocarbon và bột nano từ nikel. Chuỗi hydrocarbon vừa
mềm lại linh động, rất cần thiết cho tính chất tự lành của da, và nó có
thể dẫn điện được.
Nikel đã giải quyết được 2 vấn đề: giúp cho da trở nên bền hơn, trong khi lại nâng cao được khả năng truyền dẫn của da.
Các nhà khoa học đã tạo ra một miếng
mỏng từ vật liệu tổng hợp nano nikel và polymer. Sau đó họ tiến hành
kiểm tra xem miếng vật liệu đó phản ứng với vết cắt thế nào. Kết quả là “vết thương”
trên bề mặt miếng vật liệu đã biến mất chỉ sau vài giây cắt và hoàn
toàn biến mất sau 30 phút. Một chiếc găng tay làm từ loại vật liệu này
có thể cảm nhận được áp lực khi bắt tay.
Các nhà sáng chế tin rằng đây sẽ là loại vật liệu tương lai cho da nhân tạo.