Ngày 24/4 vừa qua, các nhà khoa học
tại Viện Công nghệ Liên bang của Thụy Sỹ (trụ sở ở Lausanne) tuyên bố
đã thành công trong việc thiết kế robot điều khiển bằng suy nghĩ dùng
cho người bị liệt.
Nghiên cứu được thử nghiệm trên Mark Andre Duc, bệnh nhân bị liệt tứ chi
đang điều trị ở một bệnh viện của Thụy Sỹ. Hệ thống gồm một thiết bị
thu phát tín hiệu não bộ, một máy tính xách tay kết nối với robot.
Suy nghĩ của bệnh nhân, hay đúng hơn các tín hiệu điện phát ra từ não
của Mark Andre Duc khi ông tưởng tượng nâng ngón tay bị liệt của mình
được giải mã gần như ngay lập tức bởi máy tính xách tay và truyền đến
robot. Lệnh này được thực thi cho đến khi nhận được yêu cầu dừng của
người bệnh hoặc robot gặp trở ngại.
“Việc điều khiển robot không có gì khó khăn. Tôi chỉ gặp một chút trở ngại khi bị đau”, Mark Andre Duc cho biết.
“Nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sỹ đã đạt được những tiến bộ
đáng kể trong lĩnh vực này, đặc biệt nếu hệ thống có thể được sử dụng
cho bệnh nhân bại liệt ngoài phòng thí nghiệm”, Rajesh Rao, một nhà
nghiên cứu tại ĐH Washington, phát biểu.