hiết
bị cảm biến chất nổ mới được cấu tạo bởi vật liệu silicon và các ống
nano titan ôxít thậm chí còn được kỳ vọng sẽ thay thế cho "người bạn bốn chân" của chúng ta vốn có sức khỏe giới hạn, "phong độ" làm việc thất thường cũng như tốn rất nhiều chi phí và thời gian để huấn luyện.
Thực tế, các nhà khoa học đã đạt được
nhiều thành công trong việc chế tạo thiết bị nhận biết mùi chất nổ và
những thiết bị này cũng đã có mặt trên thị trường. Nhưng nếu nói về khả
năng nhạy cảm và phân biệt mùi của chất nổ thì chó nghiệp vụ vẫn chiếm
ưu thế hơn hẳn.
Thiết bị cảm biến chất nổ làm từ silicon và các ống nano
titan ôxít có thể sẽ làm thay nhiệm vụ của chó đánh hơi bom.
Chẳng hạn, các thiết bị đánh hơi mới
nhất của nhà sản xuất thiết bị cảm biến Flir Systems, bao gồm các mẫu
cầm tay chỉ nặng vài trăm gram được sử dụng trong quân đội và những nơi
khác, có thể giúp chó nghiệp vụ phát hiện chất nổ TNT với liều lượng
thấp. Những thiết bị này sử dụng công nghệ polymer huỳnh quang được phát
triển bởi chuyên gia hóa học Timothy Swager ở Viện Công nghệ
Massachussetts (Mỹ). Các lớp polymer mỏng phát sáng khi được chiếu bằng
tia cực tím, nhưng nếu ở trong môi trường có sự hiện diện các phân tử
TNT, hiện tượng phát sáng không xảy ra, giúp nhà chức trách biết nơi đó
có chất nổ. Tuy nhiên, Aimee Rose, Giám đốc kinh doanh của Flir Systems,
thừa nhận sản phẩm của họ chỉ dùng như thiết bị hỗ trợ cho những chú
chó, chứ chưa thể thay thế hoàn toàn.
Việc cạnh tranh với khứu giác và não bộ
của một chú chó đã được huấn luyện quả thật là một nhiệm vụ khó khăn. Vì
vậy, thiết bị thay thế phải là bộ phận cực kỳ nhạy cảm, có thể nhận
biết mùi từ hàng loạt phân tử có liên quan, cũng như phải có khả năng
chọn lọc, phân biệt giữa chất nổ với "tín hiệu" của những hợp chất bình
thường khác.
Phương pháp của Tiến sĩ Spitzer là sử
dụng những mảnh silicon nhỏ, có chức năng rung động khi tiếp xúc với các
phân tử của chất nổ, theo đó, nồng độ phân tử chất nổ càng cao, sức
rung càng mạnh và có thể nhận biết bằng tia laser hoặc các phương tiện
khác. Nhưng do mức độ nhạy cảm của silicon không đủ mạnh để phát hiện
chất nổ với hàm lượng thấp nên nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Spitzer kết
hợp nó với các các ống nano titan ôxít, vốn có chức năng thu giữ nhiều
phân tử chất nổ hơn để việc nhận biết chất nổ trở nên dễ dàng hơn.
Phía trước Tiến sĩ Spitzer vẫn còn là
con đường dài. Các cuộc thử nghiệm cho thấy thiết bị cảm biến của ông có
khả năng phát hiện chất nổ TNT với hàm lượng chưa tới 1/1.000 tỉ, tức
là vẫn chưa giỏi bằng chó đánh hơi bom. Do đó, mục tiêu tiếp theo của
nhóm nghiên cứu là tăng cường khả năng nhạy cảm hóa học của vật liệu
nano, sao cho nó không phản ứng với các phân tử nước hoặc các hợp chất
vô hại khác. Theo Tiến sĩ Spitzer, nhiệm vụ cụ thể chính là "điều chỉnh"
các ống nano để nó thu giữ những loại thuốc nổ cụ thể. Cuối cùng, Tiến
sĩ Spitzer sẽ cần thử nghiệm các thiết bị cảm biến mới tại những khu vực
sân bay giả định, trong những hoàn cảnh được cho là cụ thể nhất.
"Khi bạn ở trong hoàn cảnh thực tế, có khi bạn nhận được kết quả đáng ngạc nhiên" -
Tiến sĩ Spitzer nói với niềm tin thiết bị của ông trong tương lai sẽ
giúp ích cho việc rà soát an ninh tại các phi trường hoặc ga tàu điện. |