Thiết bị laser mạnh nhất thế giới này hứa hẹn sẽ hoạt động vào năm 2019, trước dự kiến một năm. Sở dĩ có sự rút ngắn thời hạn là do nhu cầu cấp bách giải quyết loạt vấn đề khoa học và thực tiễn đặc biệt phức tạp. Thiết bị sẽ bao gồm 192 kênh laser, chiếm diện tích tương đương hai sân bóng đá, điểm cao nhất của công trình sẽ tương đương tòa nhà 10 tầng. Thiết bị siêu laser này sẽ được triển khai ở Sarov, trên địa bàn tỉnh Nizhegorod. Laser ngày càng được ứng dụng nhiều trên mọi lĩnh vực dân dụng và quân sự
Siêu laser sẽ sở hữu năng lượng xung lớn nhất so với các thiết bị của phương Tây - hơn 2 MJ (Megajun). Hiện nay ở Hoa Kỳ có một hệ thống công suất 1,8 MJ. Một thiết bị tương tự như vậy đang chế tạo tại Pháp. Viện sĩ Vladimir Fortov, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Nga cho biết, dự án mang tính đột phá này nhận được sự hỗ trợ tích cực của ban lãnh đạo viện và đông đảo các nhà khoa học vật lí lí thuyết và thực hành của Nga. Hiện nay, công tác thiết kế đã được hoàn thành và các nhà khoa học chuyển sang bước sản xuất bộ phận cấu thành. Quá trình xây dựng và lắp đặt sẽ được bắt đầu vào năm 2015. Công đoạn đầu của thiết bị sẽ được khởi động năm 2017. Viện sĩ Vladimir Fortovnhấn mạnh: “Vật lý học laser vô cùng thú vị và phong phú. Đó là vật lý của các mật độ năng lượng cao, áp lực và nhiệt độ rất lớn. Dự án mang ý nghĩa nhận thức quan trọng vì đề cập tới các trạng thái mới của vật chất mà trước kia không thể thu trong điều kiện phòng thí nghiệm mà chỉ có trong vũ trụ". "Ngoài ra, thành công này còn thúc đẩy các thành tựu lĩnh vực chẩn đoán, công nghệ và nhiều lĩnh vực khác cần thiết cho sự phát triển khoa học. Tất nhiên, đứng sau dự án này có ứng dụng năng lượng, một trong những kết quả nghiên cứu thực tế chính là điều khiển phản ứng nhiệt hạch". Theo các chuyên gia, thiết bị mới sẽ được dùng để thực hiện những nghiên cứu cơ bản của plazma đặc có nhiệt độ cao. Làm việc với dự án sẽ không chỉ có các chuyên gia Nga mà cả đồng nghiệp nước ngoài. Trở thành một kiểu "Trung tâm sử dụng của cộng đồng" |