banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Tin công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
5 công cụ sinh trắc học thay thế mật khẩu trong tương lai
(www.phatminh.com) Có nhiều thứ khiến bạn trở nên đặc biệt, như khướu hài hước, điệu nhảy, phong cách cá nhân, hình dáng đôi tai.

Chính vì thế, đôi tai sẽ trở thành một trong những công cụ sinh trắc học, bên cạnh nhịp tim, dáng đi, khuôn mặt hay cách gõ bàn phím, có khả năng thay thế mật khẩu.

Mật khẩu được rất nhiều người sử dụng, nhưng chuỗi ký tự gồm số và chữ rất khó nhớ đó đang ngày càng mất an toàn và khó quản lý. Vì thế, trang CNN dự đoán làn sóng tiếp theo trong bảo mật sẽ là nhận dạng sinh trắc học, tức là sử dụng các đặc điểm hành vi và sinh học như dấu vân tay, dáng đi và thậm chí cả hình dạng tai để xác nhận danh tính.

5 công cụ sinh trắc học thay thế mật khẩu trong tương lai

Thực tế, hiện nay có thể bạn đã có những thiết bị cần thiết để phát hiện ra những đặc điểm này. Smartphone đang được trang bị những cảm biến mạnh mẽ có thể dùng để đảm bảo bạn chính là bạn. Smartphone có gia tốc, con quay hồi chuyển, màn hình cảm ứng nhạy cảm, micro và máy ảnh độ phân giải cao, tất cả đều có thể thu thập thông tin về các đặc điểm thể chất và hành vi mà không người nào giống người nào.

Dấu vân tay là nhận dạng sinh trắc học phổ biến nhất. Apple đã sớm ứng dụng công nghệ này bằng cách nhúng cảm biến vân tay vào nút Home của iPhone 5s. Tuy nhiên, sinh trắc học vẫn còn lâu mới thay thế được mật khẩu - chúng có những nút thắt phải được giải quyết, hơn nữa để nhận dạng sinh trắc học tương thích với các hệ thống hiện tại sẽ mất một thời gian. Ngoài ra, nhiều người còn lo ngại khi nói đến việc thu thập thông tin trong các cơ sở dữ liệu có thể nhận dạng người.

Tuy nhiên, sự thay đổi đang đến. Dưới đây là 5 đặc điểm sinh trắc học sẽ trở thành một phần trong làn sóng công nghệ nhận dạng tiếp theo, dựa theo suy đoán của trang CNN:

Nhịp tim

5 công cụ sinh trắc học thay thế mật khẩu trong tương lai

Hoạt động của trái tim và các tín hiệu điện của tim là những đặc điểm rất khác biệt của từng người và rất khó sao chép. Công nghệ đọc tín hiệu điện tâm đồ (ECG) đã có nhiều năm, nhưng những tiến bộ gần đây đã thu hẹp các thiết bị cảm biến thành những thiết bị kích thước rất nhỏ. Chẳng hạn, một thiết bị tập thể dục đeo bên người hay một mặt phẳng nhúng bên cạnh smartphone có thể dò ra nhịp tim. Apple thậm chí đã đăng ký bằng sáng chế về thiết bị theo dõi nhịp tim được nhúng cho iPhone.

Một sản phẩm thú vị đang được phát triển là vòng tay Nymi. Nó trông giống như một vòng tay tập thể dục điển hình, nhưng thay vì kiểm đếm các bước tạp, nó phát hiện nhịp tim để xác nhận danh tính của bạn.

Điều đáng nói là nó không sử dụng nhịp tim của bạn để mở khóa một thiết bị. Vòng tay Nymi được thiết kế để thay thế các phím bấm và mật khẩu vật lý, bằng cách xác nhận không dây danh tính của bạn trên smartphone, máy tính, cửa nhà, xe hơi và thậm chí tại các cửa hàng. Nó cũng có thể nhận ra các cử chỉ, vì vậy bạn có thể mở khóa nhà bằng một cái vẫy tay.

Công nghệ tương tự có thể sẽ xuất hiện trên các thiết bị khác, bao gồm cả điện thoại thông minh. Các thiết bị tập thể dục đã có thể theo dõi nhịp tim như một phần chức năng theo dõi sức khoẻ, vì thế chỉ là một bước nhỏ khi sử dụng nhịp tim để làm phương tiện bảo mật.

Hình dáng của tai

5 công cụ sinh trắc học thay thế mật khẩu trong tương lai

Màn hình cảm ứng nhạy cảm không chỉ có khả năng nhận diện hành vi vỗ hay vuốt tay. Với phần mềm và điện thoại, chúng có thể nhận ra hình dáng tai con người.

Đó là ý tưởng đằng sau ứng dụng mang tên Android Ergo của công ty Descartes Biometrics. Khi áp tai vào màn hình, những điểm tiếp xúc với mặt kính sẽ được vạch ra và so sánh với một bản in hình dáng tai đã được lưu trữ trong máy. Nếu phù hợp, người dùng đã được chứng thực. Ứng dụng có thể điều chỉnh và có thể đòi hỏi nhiều lần quét để đáp ứng các nhu cầu bảo mật cao nhất, hoặc chỉ một lần quét với những người cảm thấy họ không gặp mấy rủi ro khi bị mất điện thoại.

Hiện nay, ứng dụng này chỉ giới hạn để mở khoá điện thoại. Nhưng về lý thuyết, tai có thể được dùng để nhận dạng trên điện thoại cho một số mục đích, như mua bán trong kho ứng dụng hay đăng nhập vào các dịch vụ.

Có một số lợi ích tiềm năng khi dùng hình dáng tại so với dấu vân tay. Chẳng hạn, kích cỡ tai có thể được quét bằng công nghệ hiện nay. Vì thế, không cần thiết phải chi thêm tiền để trang bị cảm ứng quét chuyên dụng. Ngoài ra, có thể nhận ra hình dáng tai từ một hình ảnh, điều này có thể có lợi cho các nhà thực thi pháp luật khi nghiên cứu các video hoặc ảnh giám sát. Hơn nữa, dấu vân tay có thể thay đổi theo thời gian khi mọi người làm việc, bàn tay có thể bị tổn thương hoặc biến đổi do tuổi tác. Những người ủng hộ sinh trắc học bằng tai tuyên bố tai không thay đổi gần như suốt cả đời.

Dáng đi

5 công cụ sinh trắc học thay thế mật khẩu trong tương lai

Bạn đã bao giờ nghe tiếng ai đó đang đi đến và ngay lập tức biết đó là ai, hay nhận ra một người bạn từ xa khi nhìn cách họ di chuyển? Đó chính là sức mạnh của phương pháp nhận dạng qua dáng đi.

Trong 30 năm qua, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu công nghệ nhận dạng dáng đi bằng các video độ phân giải cao và sàn nhà chuyên dụng có thể cảm nhận áp lực. Gần đây, sự bùng nổ của cảm biến chuyển động giá rẻ như gia tốc và con quay hồi chuyển đã mang lại chương mới cho lĩnh vực này.

Thiết bị tập thể dục đeo bên người hoặc smartphone sẽ di chuyển cùng với cơ thể khi bạn đi bộ. Nhiều thứ còn đếm bước chân và tốc độ. Với các phần mềm và thiết bị cảm biến, các thiết bị sẽ có thể phân tích bước đi của một người và xác định xem họ có phải là chủ sở hữu hợp pháp của các thiết bị hay không.

Lợi ích của việc nhận dạng dáng đi là nó có thể thu thập các thông tin cần thiết về các thói quen của người dùng và người dùng sẽ không cần phải chạm vào thiết bị hay nhìn vào camera.

Tốc độ đánh máy

5 công cụ sinh trắc học thay thế mật khẩu trong tương lai

Đánh máy, cũng như đi bộ, đều khác nhau ở từng người. Công nghệ sinh trắc học đánh máy sẽ ghi lại một người đánh máy và tính toán như thế nào, tốc độ và nhịp điệu ra sao. Nó sẽ xác định xem họ giữ mỗi phím trong bao lâu và khoảng cách thời gian giữa các chữ khác nhau.

Trang web học trực tuyến Coursera cung cấp dịch vụ "Theo dõi chữ ký" cho những học sinh muốn được chứng nhận khóa học mà họ đã tham gia. Khi tổ chức lớp học trực tuyến, bất cứ ai cũng có thể đóng vai sinh viên. Vì vậy, Coursera đã thiết lập một hồ sơ cá nhân, đòi hỏi sinh viên gõ vào một cụm từ mẫu. Khi họ cần chứng minh danh tính, họ sẽ gõ lại các cụm từ.

Động tác gõ phím có thể được sử dụng để xác thực bất cứ ai đang làm việc trên máy tính, vì vậy hệ thống này có thể hấp dẫn các công ty đang đề phòng những người dùng trái phép hệ thống nội bộ của họ.

Nhận dạng khuôn mặt

5 công cụ sinh trắc học thay thế mật khẩu trong tương lai

Cũng như dấu vân tay, công nghệ nhận dạng khuôn mặt được dùng rất phổ biến. Các tổ chức thực thi pháp luật và nhiều tổ chức khác đang xây dựng cơ sở dữ liệu để tận dụng các tiến bộ gần đây của công nghệ nhận dạng khuôn mặt.

Để nhận dạng khuôn mặt thành công, thiết bị cần một hình ảnh sắc nét, rõ ràng. Camera trên smartphone hay tablet đã cải thiện rất mạnh mẽ, tương đương với loại máy ảnh du lịch. Phần mềm tìm kiếm các mẫu khuôn mặt, như khoảng cách giữa hai mắt, để nhận dạng người.

Samsung là một trong những công ty đã tận dụng công nghệ camera tiên tiến và hiện hãng đã có tính năng mở khoá bằng nhận diện khuôn mặt trên smartphone Galaxy. Tính năng này vẫn khá mới lạ vì các yếu tố như ánh sáng và góp chụp có thể mang lại kết quả sai.

Gần đây, Facebook đã khoe về dự án nhận diện khuôn mặt riêng – với tên gọi DeepFace – gần như rất chính xác. Công ty cũng tuyên bố có thể nhận ra các khuôn mặt từ một bên cũng như từ phía trước.

(Nguồn: Vnereview )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sáng nay hàng loạt thuê bao MobiFone bất ngờ bị mất liên lạc (1/4/2016)
Những điều vi diệu mà bạn không thể tin Google có thể làm (1/4/2016)
Cận cảnh chiếc iPad Pro vàng hồng có camera lồi vừa về Việt Nam (1/4/2016)
Ngắm iPhone 7 tuyệt đẹp với nhiều phiên bản màu mới (1/4/2016)
3 xu hướng công nghệ mới về camera mà smartphone thời nay buộc phải chú ý (21/3/2016)
Đánh giá Galaxy S7 và S7 edge: Kiệt tác gần hoàn hảo (21/3/2016)
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74 (8/3/2016)
Cây Bonsai bay lở lửng (8/3/2016)
Chiếc áo khoác đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ tới -200 độ C (8/3/2016)
Công nghệ camera radar 200 kg thu nhỏ còn như móng tay (8/3/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Ngôi nhà in 3D đầu tiên trên thế giới (10/4/2014)
Ai phát minh ra chiếc điện thoại di động đầu tiên? (8/4/2014)
Đầu cơ bằng phát minh - Tệ nạn mới (1/4/2014)
3 cái tên tiềm năng có thể “hạ bệ” đế chế Google (27/3/2014)
”Tăng động giảm chú ý là một căn bệnh không có thật” (24/3/2014)
Chụp ảnh võng mạc mắt bằng điện thoại thông minh (24/3/2014)
Kính áp tròng giúp con người nhìn được trong bóng tối? (22/3/2014)
Sắp có máy dịch tiếng chó ra tiếng người (20/3/2014)
Điện thoại di động có cần ”khiên bức xạ”? (19/3/2014)
Chế tạo tế bào quang năng dẻo, bán trong suốt từ vật liệu siêu mỏng (19/3/2014)
May rủi khi mua hàng điện tử second hand (17/3/2014)
Mạng Internet sẽ ra sao trong năm 2025? (14/3/2014)
Hà Đông xem xét hồi sinh lại Faply Bird (12/3/2014)
Sony Xperia Z2 sẽ được bán tại Hàn Quốc trước Samsung Galaxy S5 (12/3/2014)
LG ra mắt bộ 3 smartphone giá mềm (10/3/2014)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74
iPhone 5 sẽ xuất hiện nửa đầu năm sau?
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng
“Choáng” với cấu hình của Sony Xperia Z3X vừa lộ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt