Màn hình 3 chiều mới, do hàng điện tử Hewlwtt-Packard phát triển, không cần sử dụng một cặp kính đặc biệt để nhìn và nó đặc biệt phù hợp với những thiết bị nhỏ.
Theo nhà sáng chế, công nghệ này sẽ cách mạng hóa cách mường tượng dữ liệu, đào tạo y tế và giải trí với giải pháp cao phù hợp với ứng dụng màn hình đa chiều 3D. Cả ảnh động và ảnh tĩnh đều có thể xem được với đầy đủ màu sắc từ các góc độ với khoảng cách lên đến 91cm.
Những bộ phim như Avatar hay Alice ở xứ sở thần tiên chỉ có thể được xem dưới dạng 3D với một cặp kính đặc biệt. Nhưng công nghệ mới, sử dụng hiệu ứng gọi là “quang học nhiễu xạ”, hiện tượng bước sóng ánh sáng bị phản xạ ngược lại khi gặp vật cản, giúp mắt thường có thể quan sát được hình ảnh 3D.
Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ tạo chiều sâu cho hình ảnh 3D vào thiết bị di động là công việc khó khăn vì màn hình hiển thị cần phải mỏng, có độ phân giải cao và có một không gian quan sát rộng.
Hình ảnh 3D của Logo HP nhìn qua màn hình
trong suốt với 3 màu cơ bản đỏ, xanh lam, xanh.
Màn hình chiếu sáng trong do tiến sỹ David Fattal và các đồng sự tại Viện nghiên cứu Hewlett-Packard, Palo Alto, California đã vượt qua được những yêu cầu trên.
Điểm quan trọng nhất của màn hình là kỹ thuật chiếu sáng các tia sáng được dẫn đường dựa vào các diot tạo sáng và một cấu trúc mỏng được gọi là cấu trúc dẫn sóng có khả năng điều khiển các sóng điện tử trong quang phổ.
Tiến sỹ Fattal, một nhà khoa học về lượng tử cho biết, không một giải pháp xem xét hình ảnh đa chiều 3D nào hiện nay thích hợp với các thiết bị như đồng hồ, điện thoại và máy tính bảng những thiết bị đòi hỏi màn hình có độ phân giải cao và một khoảng cách xem khá ngắn.
“Chúng tôi đem đến công nghệ chiếu sáng trong chống nhiễu đa chiều, cho phép tạo ra những hình ảnh 3D với độ phân giải cao, và một không gian quan sát rộng, lên đến 180 độ và với khoảng cách quan sát có thể lên tới 1m” - tiến sỹ Fattal nói.
Ông Fatal cũng cho rằng công nghệ này rất có triển vọng để ứng dụng vào màn hình điện thoại di động 3D.