Nhà khoa học Duncan Haldane cùng các đồng nghiệp tại Đại học California, Berkeley (Mỹ) chọn gián để nghiên cứu với những ưu điểm trên.
Sáng tạo mới nhất của họ là VelociRoACH, được làm chủ yếu bằng giấy bìa cứng và mang theo các thiết bị đo lường, robot gián này dài 10cm nhưng tốc độ có thể đạt 2,7m/giây, tương đương trong một giây nó có thể chạy nhanh gấp 26 lần chiều dài cơ thể.
Gián robot - (Ảnh: Đại học California)
Trên thực tế robot gián đã hơn hẳn vật chủ mà nó mô phỏng vì gián thật chỉ chạy tối đa 1,5m/giây.
Bí quyết tốc độ của VelociRoACH là ba cặp chân hình chữ C linh hoạt, chúng xoay vòng tiếp đất nhanh chóng với tần số 15 lần/giây, để đẩy thân hình robot gián về phía trước.
Để duy trì sự ổn định chúng được trang bị thêm lớp nhựa mỏng cung cấp khí động học để giảm xóc ở tốc độ cao, ba đôi chân được lập trình để liên tục xen kẻ nhau từng hai đôi tiếp đất.
Một trở ngại cần khắc phục là VelociRoACH hoạt động rất giống loài gián là chạy đâm sầm vào vật cản mà chưa biết cách tránh.
Tạp chí Gizmag chỉ ra vài điều lý thú khác từ robot gián như: nặng chỉ 30g nhưng có thể mang tới 120g, có thể mang thêm bộ cảm biến và nhiều thiết bị tí hon khác trên người.
Nhà khoa học Duncan Haldane đang lên kế hoạch làm robot gián mạnh mẽ, hiệu quả hơn trong tương lai.