Nhà nghiên cứu Patrick Charton ở cơ
quan quản lý rác thải phóng xạ (ANDRA) của Pháp vừa đề xuất một phương
pháp giải quyết câu hỏi hóc búa trong lưu trữ dữ liệu bằng phương pháp
khắc thông tin lên đĩa làm bằng ngọc bích (saphia) dát bạch kim. Loại
đĩa này được gọi là đĩa HDD tân tiến nhất. Đĩa HDD vừa được giới thiệu
tại Diễn đàn khoa học châu Âu nhằm cung cấp phương pháp lưu dữ liệu cho
các nhà khảo cổ học trong tương lai.
Giải pháp gồm 2 đĩa mỏng
làm từ đá saphia công nghiệp được dát một lớp bạch kim mỏng. Mỗi đĩa
saphia kiểu này có thể lưu tới 40.000 trang văn bản thu nhỏ kèm theo các
hình ảnh được khắc bằng axit lên lớp bạch kim.
Thông
tin trên đĩa sẽ được đọc dưới kính hiển vi. Lĩnh vực ứng dụng chủ yếu
là để giúp cho các xã hội trong tương lai xác định những khu vực chôn
rác thải phóng xạ.
Loại rác thải phóng xạ do các lò phản ứng hạt nhân thải ra cần được
chôn chặt trong thời gian 1 triệu năm. Khi xác định được phương pháp
chôn rác thải phóng xạ, các xã hội trong tương lai sẽ cần biết địa điểm
chôn. Theo tạp chí Science, Phần Lan, Pháp, Thụy Điển là những nước đã
tìm được địa điểm chôn rác phóng xạ hợp lý nhất.
Tuy những người
thiết kế các hố chôn như thế tin rằng rác phóng xạ sẽ được chôn an
toàn, nhưng vẫn có nguy cơ trong tương lai sẽ "bị"các nhà khảo cổ học
đào nhầm địa điểm. Vì thế, loại đĩa saphia này có thể giữ gìn thông điệp
cảnh báo trong thời gian đủ dài, thể hiện thông điệp dưới nhiều dạng
như từ ngữ và biểu đồ để dễ dàng được sử dụng. Ngoài ra, đĩa còn có
một ứng dụng khác của đĩa saphia là để lưu trữ kho tàng kiến thức đồ sộ
mà con người đã tích lũy được.
Chi phí để làm một mẫu đĩa bằng saphia như vậy lên tới 30.000 USD.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đến nay vẫn chưa biết in thông tin cảnh
báo bằng ngôn ngữ gì.