Thực tế là những người trốn dưới bàn có khả năng bị mắc kẹt rất
cao. Đó cũng chính là lý do thôi thúc hai nhà thiết kể phát minh ra loại
bàn “chịu động đất”. Loại bàn này có thể chịu được tác động của một tấn
bê tông đất đá khi có động đất xảy ra, ngoài ra chúng cũng giúp việc
cứu hộ khẩn cấp cho những người bị kẹt dễ dàng hơn.
Chiếc bàn này là dự án cuối của Arthur Brutter và Ido Bruno tại Học
viện Nghệ thuật và thiết kế Bezalel. Họ trình bày sản phẩm này như một
phần của cuộc triển lãm thiết kế trường Bonanza tại Milan, Ý. Trong quá
trình thiết kế, hai sinh viên đã phải xem xét rất kĩ về độ bền, khả năng
sử dụng hàng ngày trong lớp học của chiếc bàn. Để học sinh và giáo viên
có thể di chuyển chiếc bàn dễ dàng, họ đặt trên bốn góc chiếc bàn những
“vùng rào” để phân phối sức nặng sang cả các cạnh chứ không bị tập
trung hoàn toàn vào phần giữa. Chiếc bàn cũng được làm bởi các chất
lượng rẻ tiền - đảm bảo được giá cả phải chăng.
Chiếc bàn đã được thử nghiệm bằng cách cho hàng loạt các vật liệu
khác nhau với trọng lượng khác nhau thả từ trên cao xuống. Các nhà thiết
kế đã thả những khối thép, bê tông và các bao đá nặng khoảng 1 tấn lên
chiếc bàn. Phần trên của chiếc bàn bị phá hủy, nhưng phần dưới vẫn còn
đủ nguyên vẹn để cho học sinh không gian an toàn. Khi được xếp thành
hàng, những chiếc bàn có thể tạo nên một không gian đường hầm giúp học
sinh được cứu hộ hay tự mình thoát ra khỏi đống đổ nát.
Hiện nay Brutter và Bruno đang chờ để được cấp bằng sáng chế và sự
chấp thuận chính thức từ đại học Padua, Italy để bắt đầu phân phối những
chiếc bàn này.
|