Tận dụng khả năng hấp thụ các kim loại nặng trong môi trường ô nhiễm của một số loài thực vật, các nhà khoa học Hội nước và Môi trường TPHCM đã đưa ra giải pháp xử lý nước rỉ rác bằng công nghệ “cánh đồng tưới” và “cánh đồng lọc”.
|
|
|
|
TPHCM đã đưa ra giải pháp xử lý nước rỉ rác bằng công nghệ “cánh đồng tưới” và “cánh đồng lọc”.
“Cánh đồng tưới” (trồng cây có thu hoạch sản phẩm) và “cánh đồng lọc” (trồng cây không thu hoạch sản phẩm) dựa theo cơ chế xử lý nước thải trong đất. Khi tưới nước thải lên mặt đất, nước thải sẽ thấm vào lòng đất và được đất giữ lại, chuyển hóa các chất bẩn.
Nhóm thực vật được lựa chọn thử nghiệm công nghệ này là cỏ voi, cỏ vetiver, cỏ singnal hoặc cây dầu mè – những loại có khả năng hấp thụ nước rỉ rác có độ ô nhiễm cao và làm giảm nồng độ ô nhiễm. | Theo TS Ngô Hoàng Văn, Chủ nhiệm đề tài, so với các hệ thống nhân tạo, việc xử lý nước thải bằng công nghệ này cần ít năng lượng hơn, ít tốn kém hơn. Chi phí xử lý 500 m3/ngày nước rỉ rác chỉ mất 8.000 đồng/m3 nước rỉ rác so với giá 30.000 đồng/m3 như hiện nay.
Bên cạnh đó, việc trồng các loài cỏ này còn giúp chống xói mòn và phòng tránh nguy cơ ô nhiễm từ các bãi rác, đồng thời có thể tận dụng làm thức ăn cho cá và gia súc, riêng cây dầu mè thì dùng để sản xuất dầu diesel sinh học hoặc đan lát, làm giấy... |
|
(Nguồn:
Theo Banytuong.net
)
|
|
|
|