banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ ứng dụng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Robot hút dầu loang trên mặt nước từ MIT
Thảm họa tràn dầu trên biển do các đơn vị khai thác dầu hay tàu chở dầu gây ra cho môi trường và hệ sinh thái dưới nước là rất nghiêm trọng và nguy hiểm. Hẳn các bạn còn nhớ vụ tràn dầu do tập đoàn BP gây ra gần đây trên vịnh Mexico, không những BP thiệt hại nhiều tỉ USD để khắc phục sự cố mà nó còn huỷ hoại nghiêm trọng môi trường sống của các loài động vật cũng như thực vậy xung quanh đó và phải mất rất lâu nữa để mọi thứ trở lại bình thường. Tuy nhiên, những biện pháp chống dầu loang cũng như hút dầu khỏi bề mặt nước hiện nay chưa thực sự hiệu quả, một giải pháp mới đây từ MIT (Massachusetts Institute of Technology) có thể giúp tách dầu ra khỏi nước hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn.
Giải pháp mà MIT đưa ra đó là sử dụng robot do họ nghiên cứu và phát triển mang tên Seaswarm. Nguyên mẫu robot của MIT vẫn chưa hoàn thành, họ cần một năm nữa để nghiên cứu trước khi được thương mại hóa. Seaswarm sẽ có một dải phía sau gần giống như dải băng truyền, nó không đứng yên mà luôn xoay giúp Seaswarm tiến về phía trước cũng như hút dầu khỏi bề mặt nước. MIT đã sử dụng các vật liệu nano (nanomaterial) giúp dải băng truyền (tạm gọi là dải băng truyền) tách dầu khỏi nước hiệu quả hơn (chỉ hút dầu và không hút nước). 

Sau khi dầu đã được tách khỏi bề mặt nước và đưa vào bên trong khoang xử lý thì Seaswarm hoặc sẽ đốt số dầu đó hoặc đưa chúng vào những túi nhỏ và thả trôi trên mặt nước, các tàu cứu hộ sẽ có nhiệm vụ vớt chúng. Số dầu này sau đó có thể tái chế. Theo các nhà nghiên cứu của MIT thì trên một vùng biển bị dầu loang có thể có nhiều robot làm việc cùng lúc, chúng phối hợp với nhau nhờ hệ thống định vị GPS. Giả sử vụ tràn dần trên vịnh Mexico mà có Seaswarm làm nhiệm vụ hút dầu thì công việc này theo ước tính sẽ chỉ mất hai tháng với chi phí khoảng 100 triệu USD tới 200 triệu USD, ít hơn rất nhiều so với con số hàng tỉ USD mà BP bỏ ra để khắc phục sự cố.

MIT cho biết robot của họ sử dụng năng lượng mặt trời và có công suất hoạt động 100W. Seaswarm có phần băng chuyền nổi và dính với mặt nước nên nó có thể hoạt động dưới điều kiện thời tiết xấu như giông, bão mà không lo bị lật úp hay chìm. "Hãy tưởng tượng nó như một chiếc lá nổi trên mặt nước vậy", MIT giải thích.

Nguyên mẫu robot trị giá 20 ngàn Mỹ kim này sẽ được MIT giới thiệu tại một sự kiện diễn ra ở Venice, Ý vào thứ 7 tới. Robot Seaswarm sẽ tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện tại MIT trong khoảng một năm nữa. 

Mô tả hoạt động của robot Seaswarm:





(Nguồn: Theo Banytuong.net )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Pin Mặt Trời có khả năng tái tạo ánh sáng (1/4/2016)
Dự đoán của Microsoft về xu hướng công nghệ 2016 (30/12/2015)
Apple đang phát triển iPhone hiển thị 3D (23/12/2015)
Microsoft giới thiệu loạt thiết bị đặc sắc mùa giáng sinh (20/12/2015)
Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp về Galaxy S7 (19/12/2015)
Đột phá mới về công nghệ thông tin chip máy tính (19/12/2015)
Công nghệ nhận diện sắp được ứng dụng rộng rãi (19/12/2015)
Máy tính lượng tử nhanh gấp 100 triệu lần máy tính thường (16/12/2015)
Samsung có thể tăng gấp đôi dung lượng pin trong smartphone với một công nghệ mới (14/7/2015)
Tín hiệu đầu tiên cho thấy iPhone sẽ phải lo lắng dài dài về Galaxy S6 và S6 Edge (9/3/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Cứu tinh thầm lặng của vịnh Mexico (18/4/2011)
Làm sạch nước sông Tô Lịch bằng hóa chất (18/4/2011)
Bê tông hút ô nhiễm (18/4/2011)
Phương pháp mới trung hoà các chất thải hạt nhân (18/4/2011)
Loại vải lọc dầu khỏi nước giúp bảo vệ môi trường (18/4/2011)
Công nghệ mới thu dầu tràn (18/4/2011)
Tái chế từ bã kẹo cao su (18/4/2011)
Lọc không khí trong nhà bằng… cây (18/4/2011)
Sử dụng khoa học - công nghệ chống tội phạm môi trường (18/4/2011)
Dùng Internet cứu rừng nhiệt đới (18/4/2011)
Làm sạch hồ Trúc Bạch bằng công nghệ mới (18/4/2011)
Dùng cốc ’rác’ làm thức ăn cho vi khuẩn để tạo nhiên liệu (18/4/2011)
Biến bùn, rác… thành điện (18/4/2011)
Công nghệ mai táng người chết thân thiện với môi trường (18/4/2011)
TESTING (15/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
TESTING
Tòa nhà nổi trên nước
Áo ngực kiêm bao súng
Tín hiệu đầu tiên cho thấy iPhone sẽ phải lo lắng dài dài về Galaxy S6 và S6 Edge
VN-Venezuela sản xuất loại bóng đèn tiết kiệm điện
Cáp quang nhanh ngang ngửa... tốc độ ánh sáng
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt