banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ ứng dụng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Dùng cốc 'rác' làm thức ăn cho vi khuẩn để tạo nhiên liệu
Hai nhà khoa học Richard Sparling và David Levin, ĐH Manitoba (Canada) đã tạo ra nhiên liệu mới bằng cách sử dụng những chiếc cốc giấy bỏ đi để làm thức ăn cho các vi khuẩn. Theo cách đó, họ tạo ra nhiên liệu như etanol hay hydro.

Cốc giấy thường được sử dụng để thay thế cho các loại cốc bằng nhựa hay xốp để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cốc giấy cũng có nhiều nhược điểm mà điển hình là việc chỉ có thể sử dụng một lần khiến cho lượng sản xuất hàng năm rất lớn và chi phí tái chế cũng cao không kém.









Ngày nay, những chiếc cốc giấy được sử dụng rất rộng rãi.


Chỉ tính ở Mỹ, nhà sản xuất đã phải đốn hơn 6,5 triệu cây để sản xuất 16 tỷ chiếc cốc giấy mỗi năm. Đồng thời, hơn 15 tỷ lít nước được dùng để sản xuất chúng và cũng tạo ra 253 triệu tấn rác thải.

Mặc dù một chiếc cốc giấy có 95% thành phần từ gỗ nhưng nó cũng được bọc một lớp nhựa mỏng để tránh rò rỉ. Do đó, những chiếc cốc này khi phân hủy bởi vi sinh vật yếm khí nó có thể giải phóng metan, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nguy hiểm đối với sức khoẻ con người và ô nhiễm bầu khí quyển trái đất.









Khi phân hủy, loại cốc giấy này có thể giải phóng khí metan, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.


Như vậy, những chiếc cốc giấy cũng gây ra ô nhiễm môi trường, tuy ở một mức độ thấp. Liệu con người có thể hạn chế sử dụng cốc giấy trong tương lai như đã từng làm với các loại túi bóng nhựa? Có giải pháp nào giúp những chiếc cốc giấy trở nên “vô hại” hơn?.









Đống rác thải cốc giấy này không hề "thân thiện với môi trường", nếu không muốn nói nó đang gây ra sự ô nhiễm.


Câu trả lời đã được tìm thấy bởi hai nhà vi sinh học Richard Sparling và David Levin tại ĐH Manitoba ở thành phố Winnipeg, bang Manitoba, phía tây Canada. 

Từ những “đống rác” khổng lồ sau những bữa tiệc của sinh viên, các nhà khoa học này đã nảy ra ý định sử dụng những chiếc cốc giấy để làm thức ăn cho các vi khuẩn, từ đó tạo ra nhiên liệu sinh học như etanol hay hydro. Họ đã thành công với 100 chiếc cốc giấy bỏ đi để tạo ra 1,3 lít etanol.









Sử dụng những chiếc cốc giấy để làm thức ăn cho các vi khuẩn, từ đó tạo ra nhiên liệu sinh học như etanol hay hydro


Những chiếc cốc, sau khi được thu nhặt sẽ bị cắt nhỏ như những cục kẹo bông, rồi được “điều chế” để đạt mức nhiệt độ cũng như độ chua “hấp dẫn” vi khuẩn. Sau đó, vi khuẩn sẽ “xơi” chúng và tạo ra etanol cùng hydro.

Các nhà khoa học này vẫn chưa nhận được bất cứ một nguồn tài trợ nào cho dự án này. Vì vậy, ước tính phải mất 3 - 5 năm để có thể thương mại hóa quy trình sản xuất trên. Và khi ấy, những chiếc cốc giấy sẽ trở nên “xanh” hơn rất nhiều.

(Nguồn: Theo congnghemoi.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Pin Mặt Trời có khả năng tái tạo ánh sáng (1/4/2016)
Dự đoán của Microsoft về xu hướng công nghệ 2016 (30/12/2015)
Apple đang phát triển iPhone hiển thị 3D (23/12/2015)
Microsoft giới thiệu loạt thiết bị đặc sắc mùa giáng sinh (20/12/2015)
Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp về Galaxy S7 (19/12/2015)
Đột phá mới về công nghệ thông tin chip máy tính (19/12/2015)
Công nghệ nhận diện sắp được ứng dụng rộng rãi (19/12/2015)
Máy tính lượng tử nhanh gấp 100 triệu lần máy tính thường (16/12/2015)
Samsung có thể tăng gấp đôi dung lượng pin trong smartphone với một công nghệ mới (14/7/2015)
Tín hiệu đầu tiên cho thấy iPhone sẽ phải lo lắng dài dài về Galaxy S6 và S6 Edge (9/3/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Biến bùn, rác… thành điện (18/4/2011)
Công nghệ mai táng người chết thân thiện với môi trường (18/4/2011)
TESTING (15/4/2011)
Laptop concept có thể “cuộn” lại (15/4/2011)
Chip phát điện dựa vào sự hoạt động của cơ thể (15/4/2011)
Máy tính, điện thoại uốn dẻo như cao su? (15/4/2011)
Phụ nữ thống trị Internet, tại sao? (15/4/2011)
Giao diện cảm xúc cho phép điều khiển PowerPoint bằng ánh mắt (15/4/2011)
Bí mật về đội quân tin tặc của Triều Tiên (15/4/2011)
Những phụ kiện máy tính “siêu cấp” (15/4/2011)
Máy tính để bàn nhỏ nhất thế giới của Trung Quốc (15/4/2011)
Seuol  (15/4/2011)
Robocon 2011 miền Bắc khởi tranh (13/4/2011)
Robocon Việt Nam, chắp cánh những ước mơ (13/4/2011)
Cuộc thi sáng tạo robot bắt đầu (13/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
TESTING
Tòa nhà nổi trên nước
Áo ngực kiêm bao súng
Tín hiệu đầu tiên cho thấy iPhone sẽ phải lo lắng dài dài về Galaxy S6 và S6 Edge
VN-Venezuela sản xuất loại bóng đèn tiết kiệm điện
Cáp quang nhanh ngang ngửa... tốc độ ánh sáng
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt