Nếu điều này trở
thành hiện thực, Trung Quốc sẽ gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có sở
hữu tàu con thoi. Vì có khả năng tái sử dụng nên chi phí khai thác loại
phương tiện này rẻ hơn so với những tàu không gian chỉ sử dụng một lần.
Nga và Mỹ là hai quốc gia sở hữu công nghệ chế tạo
tàu con thoi. Tuy nhiên, Liên Xô từng phát triển tàu con thoi của riêng
mình nhưng chưa bao giờ đưa nó vào hoạt động thực sự. Còn Mỹ đã dừng
việc khai thác tàu con thoi sau một số vụ tai nạn không gian.
|
Mô hình tàu không gian của Trung Quốc
|
Hiện, Mỹ phát triển một dự án tương tự là X-37B.
Không quân Mỹ cho rằng, họ chỉ sử dụng X-37B để thực hiện các cuộc thử
nghiệm trong quỹ đạo. Trong con mắt của nhiều chuyên gia, loại tàu này
cũng có thể sử dụng cho cả hai mục đích dân sự và quân sự như do thám,
tiếp tế cho trạm ISS hoặc theo dõi tàu vũ trụ của các quốc gia khác. Năm
2008, Trung Quốc để lộ một phương tiện bay có hình dáng gần giống như
X-37B, có tên là "Thần Long”.
>> Mẫu thứ hai của X-37B sắp về trái đất
>> Cuộc đua trên không gian xuất hiện Thần Long
Theo nhà nghiên cứu Andrew Erickson thuộc ĐH Chiến tranh Hải quân Mỹ,
thời điểm phóng thử của tàu vũ trụ Trung Quốc có một ý nghĩa vô cùng
quan trọng bởi nó chỉ diễn ra sau gần 1 tháng so với chuyến bay thử đầu
tiên của tàu X-37B của Mỹ và gần như cùng lúc với chuyến bay thử nghiệm
của máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc. “Điều này thể hiện khả năng
kĩ thuật lớn mạnh trong lĩnh vực không gian của Trung Quốc", ông này
nói. |