banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tại sao Mỹ muốn máy bay ném bom mới? (kỳ 1)
(www.phatminh.com) Từ nhiều năm nay, Mỹ đã nỗ lực phát triển máy bay ném bom tầm xa mới. Với năng lực chống tiếp cận ngày càng cao của Trung Quốc, Mỹ thực sự cần phương tiện này.

 

Trung tướng David Deptula.


Nhiều năm qua, Không quân Mỹ đã nỗ lực phát triển một loại máy bay ném bom tầm xa mới để trẻ hóa đội hình đang có sự phục vụ của B-52, B-1 và B-2 từ những năm 1960, 1980 và 1990.

Cùng với đó, sự trỗi dậy của sức mạnh quân sự Trung Quốc thúc bách lực lượng này đạt được khả năng tấn công các mục tiêu được phòng vệ nghiêm ngặt trong lãnh thổ Trung Quốc từ các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương. 

Tuy nhiên, thiết kế cơ bản của ý tưởng “Máy bay ném bom thế hệ mới” ngày càng trở nên phức tạp và đắt đỏ, với mức giá lên đến hàng tỷ USD cho mỗi thiết kế. Vì vậy, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã hủy dự án này vào năm 2009.

Tuy nhiên, Không quân Mỹ vẫn ấp ủ “hồi sinh” dự án này. “Máy bay ném bom tấn công tầm xa mới” có thể sẽ bớt phức tạp hơn, do đó, rẻ hơn so với “Máy bay ném bom thế hệ mới”, chỉ 550 triệu USD và bắt đầu sản xuất từ năm 2020. 

Quốc hội Mỹ đã tán thành đầu tư 300 triệu USD ban đầu từ cuối năm 2011. Nhưng "án chém" vẫn lơ lửng với lời đe dọa từ Lầu Năm Góc, theo đó, dự án sẽ bị hủy nếu tổng chi phí vượt quá 55 tỷ USD. 

Lockheed Martin, Boeing và Northrop Grumman sẽ cạnh tranh để giành bản hợp đồng này, và chi tiết vẫn nằm trong vòng bảo mật.

Liên quan đến vấn đề này, The Diplomat đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng David Deptula người tán thành kế hoạch máy bay ném bom chiến lược mới.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:


- Tại sao lại là bây giờ? Tại sao, trong thời kỳ cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Lầu Năm Góc lại cho phép phát triển, chế tạo một loại máy bay ném bom mới? Điều gì thay đổi khiến chương trình máy bay ném bom trở thành ưu tiên hàng đầu như vậy?

- Nói một cách đại thể, không có gì thay đổi. Nhu cầu có một loại máy bay ném bom mới không phải là mới. Bản báo cáo Quốc phòng bốn năm một lần (QDR) năm 2001 đã nhấn mạnh các thách thức đối với sức mạnh Mỹ, gồm: khả năng xảy ra một cuộc tấn công bất ngờ có thể ngăn chặn các lực lượng Mỹ không triển khai được tại các điểm chiến sự trong thời gian cho phép; sự khan hiếm các cơ sở của Mỹ trong phạm vi gần với các điểm chiến sự tại châu Á; sự nổi lên của các “thế lực” chống tiếp cận có thể chặn Mỹ không tiếp cận được với các trụ sở, các căn cứ không quân và hải quân ở nước ngoài. Thêm vào đó, một số đối thủ tiềm tàng ẩn chứa năng lực chiến lược lớn, có thể giấu các hệ thống chống tiếp cận di động. 

Để đối phó với điều này, QDR 2001 cho rằng chúng ta nên phát triển và rèn luyện “các khả năng tiến hành giám sát liên tục, tấn công chính xác và triển khai quân ở mọi trình độ trong các khu vực hạn chế”, liệu điều này ám chỉ điều gì khác ngoài một loại máy bay ném bom tàng hình mới? 

QDR 2006 nhắc lại những thách thức trên đối với dự án tăng cường sức mạnh và đặc biệt kêu gọi Mỹ “phát triển khả năng tấn công tầm xa sắc xảo, neo đậu trên đất liền đến năm 2018, đồng thời hiện đại hóa lực lượng máy bay ném bom hiện tại”. 

QDR 2010 kêu gọi mở rộng năng lực tấn công tầm xa của Mỹ, gồm những lựa chọn cho “giám sát tầm xa và máy bay tấn công như một phần của kế hoạch hiện đại hóa lực lượng ném bom một cách toàn diện, theo từng giai đoạn”.

Bản Hướng dẫn Chiến lược Quốc phòng tháng 1/2012 rất phù hợp với logic của Bộ Quốc phòng Mỹ 12 năm trước, qua hai đời Tổng thống và ba Bộ trưởng Quốc phòng, đã thấy được sự cần thiết phải phát triển một loại máy bay ném bom mới. 

Bản hướng dẫn một lần nữa nhấn mạnh các thách thức hiện tại, các mối đe dọa chống tiếp cận và khoảng cách bởi các thế lực chống Mỹ, chắc chắn, môi trường chiến lược không trở nên ôn hòa hơn kể từ năm 2001. 

Bản hướng dẫn lặp lại lời kêu gọi về việc phát triển một loại máy bay ném bom tàng hình nhằm vượt qua các thách thức trên.

Tầm quan trọng về chính trị và kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục gia tăng. Hiển nhiên, diện tích tại châu Á rất rộng lớn, các căn cứ được đảm bảo của Mỹ tại đây khá ít và kẻ địch tiềm tàng lại có trong tay các hệ thống chống tiếp cận hiện đại. 

Vì vậy, để có một vị thế quân sự hiệu quả trong khu vực, chúng ta cần tái cân bằng danh mục vốn đầu tư quân sự như bản hướng dẫn đã chỉ ra, nhắm vào các hệ thống đáp trả cao, tầm xa như máy bay ném bom tàng hình.


Có người cho rằng, khủng hoảng tài chính hiện thời và việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng khiến dự án này trở nên “quá sức”. Cách thức làm ăn cũ, chậm chạp xây dựng một số lượng “khủng” các lực lượng trên mặt đất, không còn hiệu quả trong môi trường ngân quỹ bị gò bó, vì họ không thể hỗ trợ các khái niệm hành động mới của Lầu Năm Góc như học thuyết không-hải chiến và khái niệm tiếp cận hoạt động chung. 


Nếu chúng ta chỉ đơn giản giảm những gì chúng ta có trong khi vẫn duy trì sự cân bằng tương đối giữa các dịch vụ quốc phòng thì khả năng vạch ra kế hoạch cho một nguồn sức mạnh mới sẽ khó mà hình thành.

Chúng ta không thể duy trì được sức mạnh ở châu Á nếu sử dụng các phương thức cũ, vì vậy, chúng ta cần thực hiện bằng các cách thức mới, như một loại máy bay ném bom tàng hình chẳng hạn.

- Văn phòng Quản lý và Ngân sách Mỹ (OMB) mới đây khẳng định rằng các máy bay ném bom hiện tại vẫn đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian dài. Liệu điều này đã thay đổi? Hay có phải Bộ Quốc phòng đã phải thuyết phục OMB rằng máy bay hiện tại không còn phù hợp?

Phát ngôn của OMB thực sự là một cái gì đó dị thường: OMB không có năng lực quân sự và không nên nhận định về vấn đề này. 

Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng và Lực lượng Không quân kiên định đề đạt từ năm 2006 đến 2009 rằng lực lượng này cần một loại máy bay ném bom mới, tiếp đến từ tháng 4/2009 đến nay, họ cũng đề đạt nguyện vọng này.

Bộ Quốc phòng (DoD) lấy lý do rằng B-1 và B-52 đã “già” và không có chức năng tàng hình, còn B-2 mặc dù có tàng hình lại mới chỉ có một số lượng nhỏ. Chỉ một tháng sau đề xuất ngân sách tháng 4/2009, Bộ trưởng Gates cho biết, ông đang cân nhắc tạo ra máy bay ném bom thế hệ tiếp theo không người lái và tất nhiên ông đã không đề cập đến một loại máy bay ném bom thế hệ mới nếu ông nghĩ rằng những chiếc máy bay ném bom hiện tại vẫn thích hợp để hoạt động trong một thời gian dài tới.

Năm 2010, cả “Thứ trưởng” Không quân Michael Donley và Tham mưu trưởng Không quân Norton Schwartz đều khẳng định rằng, một loại máy bay ném bom tàng hình mới là cần thiết, và Bộ trưởng Gates cho rằng Không quân cần “một loại máy bay ném bom hạt nhân tầm xa mới”, có thể có người lái hoặc không. 

Ông cũng cho rằng chúng ta cần bắt đầu dự án này ngay hôm nay để “đảm bảo một loại máy bay ném bom mới có thể sẵn sàng trước khi các phi đội “già nua” đến thời kỳ ngừng hoạt động”.

Rõ ràng, ông Gates đã dừng chương trình từ tháng 4/2009 không phỉa vì không cần một loại máy bay ném bom mới mà vì ông tìn rằng cần xem xét lại về loại máy bay và Không quân Mỹ cần là gì. 

Đây là căn nguyên của cái gọi là phương pháp “các hệ thống của gia đình” (FoS), theo đó máy bay ném bom sẽ là “đòn bảy” (thực hiện nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát) và hỗ trợ để tăng cường tính hiệu quả hoạt động trong khi giảm thiểu tối đa các yêu cầu chức năng ban đầu, do đó  giảm chi phí và các nguy cơ kỹ thuật liên quan đến việc tiếp cận mục tiêu (Khả năng tác chiến ban đầu).

Phương pháp FoS cũng kết hợp chặt chẽ với các phương tiện tấn công tầm xa khác, như máy bay không người lái tấn công ISR tầm xa, có khả năng tự nạp nhiên liệu và vũ khí tầm xa của Lực lượng Không quân (LRSOW), cho phép Mỹ có khả năng tấn công sâu rộng trong bối cảnh “chiến tranh” do thám bền bì trên khắp toàn cầu đang nổi lên hiện nay.
(Nguồn: http://baodatviet.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Mỹ phát triển tên lửa 'cao su' (9/5/2012)
5 loại súng dân sự phổ biến nhất từ trước tới nay (9/5/2012)
Chính sách biển và Hải quân Việt Nam (8/5/2012)
Việt Nam tiếp nhận tuần thám biển C212-400 (8/5/2012)
Cảnh sát biển Việt Nam trang bị hiện đại (8/5/2012)
Nga nghiên cứu nhiên liệu lỏng mới cho tên lửa đẩy (8/5/2012)
2T Stalker, xe bọc thép ’tàng hình đầu tiên’ trên thế giới (8/5/2012)
Áo chống đạn hoạt động thế nào? (8/5/2012)
Mỹ phát triển công nghệ dẫn đường không phụ thuộc GPS (7/5/2012)
Thấu kính hai tiêu điểm (7/5/2012)
Pháo laser sắp lên tàu chiến Mỹ (7/5/2012)
Tiêm kích thế hệ 5 FGFA (7/5/2012)
UAV đội lốt chim trời (7/5/2012)
Nga ra mắt súng trường tấn công AK-12 (5/5/2012)
UAV Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (5/5/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt