banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Mỹ phát triển công nghệ dẫn đường không phụ thuộc GPS
(www.phatminh.com) Cục Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến DARPA thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã mở thầu chế tạo hệ thống dẫn đường quán tính mới không phụ thuộc GPS.

Các hệ thống dẫn đường quán tính vi cơ điện tử dựa trên điện tử silic được phát triển từ lâu tại phòng thí nghiệm MicroSystems Laboratory, Đại học California ở Irvine. Nhưng nay quân đội Mỹ 
cần các phương tiện còn hiệu quả hơn (UC Irvine)

Hệ thống này sẽ cho phép sử dụng vũ khí chính xác cao chống các nước có các phương tiện tác chiến điện tử và chống vệ tinh mạnh.

Hiện nay, hầu như toàn bộ các vũ khí chính xác cao của Mỹ đều dựa vào GPS. Tuy nhiên, tín hiệu GPS yếu nên ở nhiều khu vực, nhất là vùng núi thì thiết bị GPS không hoạt động được. Ngoài ra, một số quốc gia có lực lượng tác chiến điện tử nên Mỹ không hy vọng GPS làm việc ổn định khi xảy ra chiến tranh chống lại các nước này (ví dụ như Iran). Còn Trung Quốc thậm chí còn có các vũ khí tiêu diệt vệ tinh định vị của đối phương.
 
Để hành động trong tình huống đó, các hệ thống riêng biệt của vũ khí được trang bị các bộ ổn định con quay lắp liền, bảo đảm tính toán vị trí của tên lửa, ổn định bay cho nó… Những thiết bị đầu tiên như vậy đã được lắp cho ngư lôi từ thế kỷ XIX. Nhưng khó khăn là ở chỗ chúng đắt đỏ, cồng kềnh, nặng nề và không phải lúc nào cũng tin cậy. Chúng không thể sử dụng cho nhiều hệ thống chiến thuật cần nhẹ và cơ động cao.

Mới đây, DARPA đã mở thầu chế tạo các mẫu hệ thống dẫn đường quán tính dựa trên một module micro hỗn hợp cơ sở duy nhất. Việc này được tiến hành trong khuôn khổ một giai đoạn của chương trình micro-PNT (Positioning, Navigation and Timing). Đượ sự quan tâm là Chip-Scale Combinatorial Atomic Navigator (C-SCAN), một hệ thống kết hợp các sensor quán tính có nguyên lý làm việc khác nhau có khả năng bổ sung thông tin cho nhau và bảo đảm cungc ấp dữ liệu chính xác và được kiểm chứng về vị trí của thiết bị.

Các mục tiêu chính của chương trình con C-SCAN là nghiên cứu khả năng vi hình hóa và sản xuất các hệ thống dẫn đường quán tính cỡ nano và phát triển các thuật toán và cấu trúc cho phép hợp nhất dễ dàng trong một thiết bị các dữ liệu từ các thiết bị quán tính microв làm việc theo các nguyên lý khác nhau. Hệ thống dẫn đường quán tính micro mà DARPA muốn có được có thể tích không quá 20 cm³ và tiêu thụ không quá 1W. Hiệu suất của C-SCAN phải “cao hơn mọi thiết bị có sẵn hiện nay”. Giới hạn sai số cho phép khi xác định giá tốc của vật thể là 10-6g, còn khi xác định tốc độ góc là 10-4 độ/h. Hệ thống đạt khả năng hoạt động đầy đủ kể từ thời điểm khởi động lạnh là không quá 10 giây. 

Các nguyên lý làm việc của những hệ thống đó không còn là bí mật. Trong khuôn khổ chương trình Micro-PNT, Mỹ từ lâu phát triển các con quay dựa trên cộng hưởng từ vi hạt nhân (micro-nuclear magnetic resonance), sử dụng chuyển động quay của hạt nhân nguyên tử trong từ trường. “Loại con quay này không có các bộ phận chuyển động và không nhạy cảm với các dao động gia tốc và rung động”, lãnh đạo chương trình Andrei Shkel cho biết. Ngoài ra, nó lại nhỏ hơn hai chục lần và không tiêu thụ nhiều năng lượng như các loại tương tự hiện có. Theo ông Shkel, các phương án khác để giải quyết nhiệm vụ tham vọng này như các hệ thống vi cơ điện tử dựa trên điện tử silic lại nhạy cảm hơn nhiều với rung động nên không thể đáp ứng yêu cầu của DARPA. Tuy nhiên, không loại trừ sử dụng chúng làm các hệ thống phụ trợ, dự phòng cho các con quay dựa trên cộng hưởng từ vi hạt nhân. 

Phạm vi sử dụng các hệ thống dẫn đường quán tính micro có thể rất rộng, từ bảo đảm dẫn đường cho các toán lính chạy bộ trên chiến trường cho đến định hướng cho máy bay không người lái và máy bay không người lái tiểu hình, tàu lặn quân sự và tên lửa có điều khiển mà không cần đến GPS. Những hạn chế về trọng lượng và kích thước nêu trong yêu cầu cuộc thầu khắt khe đến mức về lý thuyết có thể ứng dụng cho cả các hệ thống trước đây thuộc loại chính xác cao.

Việc thực hiện toàn quy mô các chương trình kiểu như vậy sẽ củng cố ưu thế của quân đội Mỹ trong lĩnh vực vũ khí chính xác cao trong mấy chục năm tới. Dĩ nhiên là nếu các quốc gia phát triển còn lại tiếp tục thụ động quan sát những gì đang diễn ra và không định nhảy vào cuộc đua này.

(Nguồn: http://vietnamdefence.com )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Thấu kính hai tiêu điểm (7/5/2012)
Pháo laser sắp lên tàu chiến Mỹ (7/5/2012)
Tiêm kích thế hệ 5 FGFA (7/5/2012)
UAV đội lốt chim trời (7/5/2012)
Nga ra mắt súng trường tấn công AK-12 (5/5/2012)
UAV Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (5/5/2012)
Hai mẫu BMP-1 phù hợp với Việt Nam (5/5/2012)
Biển Đông căng thẳng, phương Tây không thể đứng ngoài (5/5/2012)
Đầu tháng 5, Việt Nam nhận 3 chiếc Su-30MK2  (27/4/2012)
Việt Nam chế tạo máy bay không người lái theo công nghệ Nga (27/4/2012)
T-90MS được quan tâm nhiều ở Đông Nam Á  (20/4/2012)
Mỹ chế tạo quân phục ”thần kỳ” (19/4/2012)
Mỹ biên chế thêm 13 chiếc tàu ngầm lớp Virginia (18/4/2012)
S-300 có thể bắn tên lửa bay thấp (14/4/2012)
Israel trang bị UAV cho tuần tra cỡ nhỏ (13/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt