banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Thực hư sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 1)
(phatminh.com) Hội tụ những tính năng hiện đại nhất, máy bay tiêm kích thế hệ 5 đã tạo ra “cơn địa chấn” trên thị trường vũ khí. Không chỉ các “đại gia” mà cả “chiếu dưới” cũng tìm cách sở hữu “quả đấm thép” này. Thế nhưng, khả năng tác chiến của tiêm kích thế hệ 5 vẫn còn nhiều điều cần phải bàn.

Kỳ 1: “Người hùng” làm… cảnh 

Là máy bay tiêm kích thế hệ 5 với nhiều cái nhất: tối tân nhất, đắt tiền nhất…, song F-22A Raptor lại chưa có “đất dụng võ” và không đáp ứng được một số yêu cầu tác chiến mới.

Tuy chưa từng thực chiến, F-22 Raptor vẫn là máy bay tiêm kích hoàn thiện nhất từng được chế tạo với các tính năng cực kỳ cao.

Đắt như vàng…

Các ưu điểm chính của F-22 trước hết là khả năng tàng hình siêu việt, khả năng cơ động tuyệt vời, tốc độ hành trình siêu âm, khả năng tác chiến đa kênh về mục tiêu và tên lửa, mức độ tự hoạt và tự động hóa chiến đấu rất cao. 

F-22 cũng là máy bay phương Tây đầu tiên trang bị động cơ thay đổi vector lực kéo. Raptor là máy bay tàng hình nhất thế giới hiện nay với tiết diện radar chỉ 0,1m2, được trang bị thiết bị điện tử tiên tiến nhất như radar anten mạng pha và hệ thống tác chiến điện tử. 

Thiết bị điện tử hiện đại còn cho phép phi công F-22 điều khiển từ xa các máy bay không người lái.

Siêu phẩm F-22 của Không quân Mỹ.

Raptor được thiết kế chủ yếu để tác chiến với tiêm kích đối phương, nhưng cũng có thể tấn công mặt đất, trinh sát và gây nhiễu. Vũ khí tiêu chuẩn của máy bay (toàn bộ bố trí ở các khoang bên trong) gồm 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM và 2 AIM-9 Sidewinder, 1 pháo gatling 6 nòng 20 mm M61A2. 

Máy bay cũng có thể mang 2 bom có điều khiển GBU-32 JDAM cỡ 450 kg dẫn bằng GPS hoặc 8 bom xuyên GBU-39 SDB. Từ tháng 12/2005, F-22 bắt đầu được nhận vào trang bị không quân Mỹ.

Sở hữu những tính năng vô song, nhưng F-22 lại quá đắt. Đây là loại tiêm kích đắt nhất lịch sử với đơn giá theo các cách tính khác nhau, từ 120 - 350 triệu USD, thậm chí là 411,7 triệu USD. 

Bởi thế, F-22 còn được đặt biệt danh là “máy bay bằng vàng” do theo thời giá tháng 2/2006, giá của 19,7 tấn vàng nguyên chất (bằng trọng lượng rỗng của F-22A) cũng là 350 triệu USD.

…nhưng đầy bệnh tật

Một máy bay công nghệ cao có tính chất đột phá, cách mạng, lại sản xuất và trang bị quá ít, mới được một thời gian ngắn, kinh nghiệm sử dụng rất hạn chế, nên F-22 không tránh khỏi những trục trặc, thậm chí trở thành máy bay có tỷ lệ tai nạn cao nhất trong các tiêm kích của USAF. Đến nay, do trục trặc kỹ thuật, đã có 4 máy bay bị tai nạn, làm chết 2 phi công. 

Vụ tai nạn cuối cùng (tháng 11/2010) nghi ngờ do lỗi của hệ thống cấp oxy trên khoang OBOGS khiến cuối tháng 3/2011, F-22 bị cấm bay huấn luyện ở độ cao hơn 7.600m và từ ngày 3.5 cấm bay hoàn toàn để điều tra. Hiện chưa rõ siêu phẩm công nghệ cao này bao giờ được cất cánh trở lại. Lệnh cấm bay toàn bộ F-22 là sự kiện đình đám nhất kiểu này trong suốt lịch sử không quân Mỹ. 

Từ tháng 6/2008 - 11/2010, đã ghi nhận 14 trường hợp phi công bị giảm oxy huyết. Hãng sản xuất OBOGS là Honeywell nói các trường hợp phi công F-22 ngạt thở không chỉ do trục trặc của OBOGS mà có liên quan đến mặt nạ dưỡng khí, bộ quần áo kháng áp hoặc hệ thống cấp hỗn hợp dưỡng khí... Trong khi đó, lớp vỏ công nghệ cao của F-22 đặc biệt nhạy cảm với ăn mòn, thậm chí mưa cũng gây ra hư hại. 

Siêu tiêm kích F-22 còn bị bệnh “chóng mặt” khi gặp một sự cố buồn cười ở máy tính trên khoang. Tháng 2/2007, Không quân Mỹ (USAF) quyết định lần đầu tiên đưa F-22 ra nước ngoài, từ Hawaii tới Okinawa (Nhật Bản). Sau khi vượt qua kinh tuyến 180 độ, đường thay đổi ngày quốc tế, biên đội 6 chiếc F-22 bị mất dẫn đường hoàn toàn và một phần liên lạc. Các phi công buộc phải bám theo máy bay tiếp dầu bằng mắt để trở về Hawaii. Nguyên nhân sự cố là lỗi phần mềm khiến máy tính trục trặc khi thay đổi thời gian. 

“Bất lực” với mục tiêu dưới đất

Có một điều lạ là trong suốt 6 năm hoạt động, F-22 chưa một lần tham chiến, khiến dư luận băn khoăn về khả năng thực sự của nó. Không lâu trước khi chiến dịch Bình minh Odyssey không kích Libya bắt đầu, một số nhà phân tích dự đoán F-22 sẽ tham chiến để “hiển lộng thần oai”. Tuy nhiên, Mỹ vẫn không chịu cho F-22 xuất trận. 

Cứ tưởng là Mỹ không muốn lấy “đại bác ra bắn chim sẻ”, song hóa ra F-22 lại bị bệnh “bất lực” với xung đột cường độ thấp hay chống nổi dậy. F-22 được thiết kế chủ yếu để giành ưu thế trên không, chứ không phải để tấn công mục tiêu mặt đất. Bom có điều khiển JDAM trên F-22 chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu cố định, chứ không phải mục tiêu di động.

Tên lửa AIM-120C trên F-22.

Radar của F-22 lại không có khả năng lập bản đồ địa hình như các radar khe tổng hợp, tức là không thể tự lựa chọn mục tiêu mặt đất. Nếu oanh kích mục tiêu mặt đất, F-22 phải được nạp sẵn các thông số về mục tiêu trước khi cất cánh. 

Được thiết kế để bí mật đánh lén, F-22 rất hạn chế về khả năng liên lạc, chỉ có thể trao đổi thông tin với các F-22 khác trong biên đội. 

Hệ thống liên lạc chuẩn Link 16 “rút bớt tính năng” trên F-22 chỉ có thể thu nhận thông tin tác chiến từ các máy bay, trực thăng khác, chứ không thể truyền dữ liệu. Dẫu sao, để khỏi mang tiếng “vô dụng”, Mỹ đang ráo riết cải tiến F-22 để có thể tấn công mặt đất trong tương lai. 

Là tiêm kích thế hệ 5 thứ hai trên thế giới, F-35 Lightning II vừa đem lại hy vọng, vừa tiềm ẩn nguy cơ đe dọa chương trình vũ khí tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ.

(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Nga đóng 10 tàu ngầm lớp Yasen (24/8/2011)
Nga tiếp tục ’cưng chiều’ MiG-35 (24/8/2011)
Quân đội Mỹ chế siêu vật liệu nổ mới (24/8/2011)
Lựu đạn biết ’nhìn’ và đuổi theo mục tiêu (24/8/2011)
Nga trình làng máy bay chiến đấu tàng hình mới (19/8/2011)
Hàn Quốc thiết kế tên lửa chống hạm dựa vào Yakhont (18/8/2011)
Nga chi 12 tỷ rup/năm nâng cấp xe tăng T-72 (18/8/2011)
Su-T-50 sẽ bán được hơn 600 chiếc (18/8/2011)
Israel phát triển UAV được tiếp nhiên liệu trên không (18/8/2011)
Không quân Nga sẽ có Su-T-50 từ năm 2013 (18/8/2011)
Nga trình làng máy bay chiến đấu tàng hình mới (18/8/2011)
S-500 sẽ là bộ phận lá chắn tên lửa ở châu Âu? (17/8/2011)
Hệ thống điều khiển boong tàu sân bay tương lai của Mỹ (17/8/2011)
Hiện tại và tương lai của máy bay không người lái (kỳ 2) (17/8/2011)
Hiện tại và tương lai của máy bay không người lái (kỳ 1) (17/8/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt