Nga đang có kế hoạch sản xuất tới 1.000 chiếc Sukhoi T-50
trong những thập kỷ sắp tới và đối tác Ấn Độ sẽ mua khoảng 200 chiếc
máy bay trong số này. Tuy nhiên, quá trình sản xuất hàng loạt Sukhoi
T-50 sẽ không thể bắt đầu trước năm 2015.
Ông Mikhail Pogosyan, giám đốc tập đoàn United Aircraft Corporation của Nga phụ trách dự án phát triển Sukhoi T-50 nhấn mạnh: "Máy bay T-50 sẽ không chỉ đóng vai trò xương sống cho lực lượng không quân Nga mà cả cho không quân Ấn Độ". Quân đội Nga dự kiến cũng mua 200 chiến đấu cơ loại này để thay thế cho những chiếc Su-27.
Ấn Độ, đối tác mua vũ khí lớn nhất của
Nga, đã đồng ý cùng Nga phát triển dự án sản xuất Sukhoi T-50 vào tháng
12/2010 trong chuyến thăm của Tổng thống Dmitry Medvedev tới New Delhi.
Trước đó dự án này đã được khởi động từ lâu với kế hoạch bay thử đầu
tiên của Sukhoi T-50 là năm 2007 nhưng liên tục bị hoãn do các vấn đề kỹ
thuật.
Cuối cùng Sukhoi T-50 đã được bí mật bay thử lần đầu tiên vào tháng 1 năm ngoái. Nhà sản xuất Sukhoi
cho biết những chiếc T-50 có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện
thời tiết, cất cánh trên đường băng ngắn chỉ từ 300 đến 400 mét, có thể
duy trì tốc độ bay siêu thanh thông qua sự tiếp liệu liên tục và tấn
công đồng thời các mục tiêu trên không và dưới đất.
Một số nhà phân tích trước đó khẳng định
T-50 không hề có những bước tiến nhảy vọt về công nghệ so với các thế
hệ máy bay cũ. Nhưng một trong những ưu điểm không thể phủ nhận của dòng
máy bay chiến đấu đời mới này là giá thành rẻ hơn so với máy bay cùng
loại của Mỹ.
Theo AFP, giới truyền thông Nga
năm ngoái cho biết nước này đổ khoảng 10 tỷ USD vào dự án chế tạo
Sukhoi T-50 và mỗi chiếc khi ra lò sẽ không đắt quá 100 triệu USD. Trong
khi đó, mỗi chiếc F-22 Raptor của Mỹ vốn công bố mô hình từ 20 năm
trước và hiện có giá bán 140 triệu USD mỗi chiếc.