banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Soi 5 chiến hạm Trung Quốc dùng để 'dằn mặt' Philippines
(www.phatminh.com) Trong một diễn biến mới xoay quanh những căng thẳng gần đây tại bãi đá Hoàng Nham/Scarborough, Trung Quốc đã điều động 5 tàu chiến tới một địa điểm chưa xác định gần Philippines.

Tuy phía Trung Quốc cho biết 5 tàu này được điều tới khu vực đó tham gia khóa huận luyện, nhưng cũng có thể sẽ điều động để hỗ trợ cho tàu đánh cá Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough.

Ngoài ra, sự xuất hiện của 5 tàu chiến Trung Quốc này có thể là nhằm đáp trả việc Mỹ điều động tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Virginia (USS North Carolina) neo đậu tại vịnh Subic (cách Hoàng Nham/Scarborough) hơn 200km.

Hoặc cũng có thể, hành động này nhắm tới việc Philippines sắp tiếp nhận tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ hai từ Mỹ - được xem tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất của lực lượng Hải quân Philippines già nua.

Dưới đây là một số thông tin về 3 loại tàu Hải quân Trung Quốc xuất hiện gần Philippines:

Trong số 5 tàu được điều động tới vùng biển, có sự góp mặt của 2 khu trục lớp Lữ Giang I Type 052B (số hiệu 168 và 169). Lớp Lữ Giang I thiết kế để đáp ứng nhiệm vụ phòng không, chống hạm và chống tàu ngầm.

Lữ Giang I có lượng giãn nước khoảng 6.500 tấn, dài 154m. Thủy thủ đoàn trên tàu 280 người.

Lữ Giang I có năng lực phòng không khá mạnh với tổ hợp tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil (48 quả) với 2 bệ phóng đặt ở phía sau tháp pháo tàu và một ở trên nóc hangar chứa trực thăng.

Tên lửa được dẫn đường bằng đầu tự dẫn radar bán chủ động, tầm bắn chống máy bay 38km, chống tên lửa hành trình 20km.

Tên lửa được điều khiển bằng radar MR90 (trên tàu trang bị 4 radar), loại radar này có thể cung cấp 2 kênh dẫn 2 tên lửa đồng thời tiến công mục tiêu.

Ngoài ra, khả năng phòng không còn được bổ sung bằng 2 tổ hợp pháo phòng không tầm ngắn Type 730. Tổ hợp trang bị một pháo 7 nòng cỡ 30mm có tầm bắn lớn nhất khoảng 3.000m và radar điều khiển hỏa lực cùng thiết bị ngắm quang – điện.

Lữ Giang 1 trang bị hệ thống định vị thủy âm lắp dưới thân tàu để kết hợp cùng thiết bị hỏa lực đối phó với các mối nguy hiểm dưới lòng biển.

Hỏa lực chống ngầm gồm  2 bệ phóng rocket săn ngầm 6 nòng cỡ 240mm Type 87 đặt ngay trước tháp pháo 100mm (ảnh trên).

Và 2 cụm máy phóng ngư lôi (mỗi cụm 3 ống) loại 324mm  bắn ngư lôi hạng nhẹ Yu-7 có tầm bắn ngắn 7,3km, xuyên sâu xuống mặt nước 400m (ảnh dưới).

Bên cạnh đó, khả năng săn ngầm của tàu còn có sự hỗ trợ từ một trực thăng Kamov Ka-28 hoặc trực thăng nội Z-9C.

Hỏa lực chống hạm của Lữ Giang I thực sự nguy hiểm (các tàu chiến của Philippine không bao giờ có thể là đối thủ). Tàu trang bị tới 16 tên lửa hành trình đối hạm tầm xa YJ-83 có tầm bắn tới 180km, đầu đạn nặng 165kg.

Hai tàu tiếp theo trong đội tàu 5 chiếc của Trung Quốc thuộc lớp tàu hộ vệ hiện đại Giang Khải I Type 054A. Tàu có lượng giãn nước hơn 4.000 tấn, dài 134m. Chiếc tàu thiết kế tác chiến đa nhiệm vụ: phòng không, chống hạm và chống ngầm (>> chi tiết).

Tuy xếp vào lớp tàu hộ vệ (frigate) nhưng hỏa lực của Giang Khải I giống hệt Lữ Giang I nhưng số lượng ít hơn. Ngoài ra, thay vì dùng pháo hạm 100mm thì Giang Khải I dùng pháo hạm 76mm.

Đặc biệt, Giang Khải I thiết kế hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa 32 tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil hoặc cũng có thể là biến thể hải quân HQ-16 do Trung Quốc tự sản xuất sao chép 9M317.

Nhìn chung, 2 tàu Lữ Giang I và 2 tàu Giang Khải I được điều động tới gần Philippines đều có năng lực tác chiến phòng không mạnh tương đối.

Dường như nó nhắm đến “vô hiệu hóa” sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Virginia với vũ khí chống hạm chủ yếu là 12 tên lửa hành trình tầm xa UGM-109 Tomahawk hoặc tên lửa tầm ngắn UGM-84 Harpoon.

Còn nếu nói về khả năng chống ngầm thì rõ ràng Lữ Giang I và Giang Khải I khó sờ được tới Virginia. Trong khi đó, nếu chỉ xét thông số kỹ thuật thì Virginia với ngư lôi hạng nặng Mark 48 (cự ly 40-50km) vượt trội hơn hẳn.

Chiếc cuối cùng trong đội tàu 5 chiếc của Hải quân Trung Quốc trên khu vực không xác định gần Philippines là tàu đổ bộ đa năng Type 071. Đây là tàu đổ bộ lớn nhất của Hải quân Trung Quốc từ trước đến nay với lượng giãn nước khoảng 17.000-20.000 tấn.

Tàu thiết kế với boong phóng máy bay lớn ở phía sau giành cho trực thăng vận tải hạng trung, hạng nặng hạ cánh.

Cận cảnh cửa đuôi tàu Type 071 với các tàu đổ bộ đệm khí bên trong, thiết kế này giống hết tàu đổ bộ hiện đại của Mỹ - Pháp. Type 071 có thể chở theo một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cùng 15-20 xe bọc thép lội nước.

(Nguồn: datviet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Khám phá ’nội thất’ trực thăng Z-9W (22/5/2012)
Mỹ giới thiệu súng máy LWMMG nhẹ nhưng uy lực (21/5/2012)
Top 10 trực thăng quân sự (21/5/2012)
Mỹ phát triển băng đạn “hủy diệt”  (21/5/2012)
Soyuz U mang vệ tinh quân sự lên vũ trụ (19/5/2012)
Hải quân Ấn Độ chính thức biên chế MiG-29K (19/5/2012)
Nga phát triển cường kích tàng hình dựa trên Su-25 (19/5/2012)
Ka-62, diện mạo mới của trực thăng Nga (18/5/2012)
Thổ Nhĩ Kỳ: Mossad dùng chim làm gián điệp (18/5/2012)
Đài Loan trang bị 16 tên lửa/chiến hạm mới (18/5/2012)
Centauro là ’vật thí nghiệm’ cho CNQP Nga (18/5/2012)
Mỹ tìm kiếm công nghệ ngụy trang cực tím (17/5/2012)
Nga giới thiệu súng bắn tỉa gắn ống giản thanh ’khủng’ (17/5/2012)
Lựu đạn và súng phóng lựu hoạt động thế nào?  (17/5/2012)
Mỹ nghiên cứu quân phục  (16/5/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt