banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Nhận diện những loại “quả chết người” Mỹ ném xuống Việt Nam
(www.phatminh.com)  Bom quả dứa, quả cam, quả ổi là những loại “quả chết người” mà Mỹ từng ném xuống Việt Nam gây thương vong lớn.
* Bài viết có sử dụng tư liệu “Cuộc chiến đấu với bom mìn Mỹ - Dũng cảm và Trí tuệ”.

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, Đế quốc Mỹ đã sử dụng hàng chục loại bom khác nhau, trong đó bom chùm (CBU) được xem là vũ khí cực kỳ nguy hiểm, gây sát thương diện rộng. 

Bom chùm CBU kết cấu với bom mẹ (hoặc ống phóng) chứa bên trong các loại bom con. Những loại bom con này thường được quân dân ta gọi với những cái tên như: bom quả dứa, bom cam, bom quả ổi. Tuy đó là những thứ quả rất ngon, nhưng khi gắn với từ “bom” thì đây lại được xem là những vũ khí cực kỳ hiểm độc, đáng sợ. 

Bom bi quả dứa

Tháng 8/1964, Mỹ dựng lên cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” lấy cớ đưa không quân và hải quân ra đánh phá miền Bắc Việt Nam. Lần đầu tiên, máy bay Mỹ ném xuống Đồng Hới (Quảng Bình) loại bom chùm CBU-2A/A. 

Bom chùm CBU-2A/A chứa bên trong kết cấu ống phóng SUU-7A (loại 19 ống chứa được 360 quả hoặc 6 ống chứa 144 quả bom con BLU-3B). 
Bom bi quả dứa BLU-3B.


Quân dân ta gọi BLU-3B là bom bi quả dứa vì nó có dạng hình trụ (64x76mm), sơn màu vàng, có 6 cánh ở đuôi bom để chỉnh hướng. Vì thế, nhìn loại bom con này rất giống quả dứa.

Mỗi “quả dứa” nặng 800g, vỏ bằng kim loại đúc sẵn chứa 250 viên bi (đường kính 6,3mm), thuốc nổ Cyclotol (khối lượng 150g), đầu bom gắn ngòi cơ khí chạm nổ, bán kính sát thương 10-15m. 

Bom bi quả dứa khi rơi xuống thường lẫn vào các bụi cỏ, bụi cây rất khó phát hiện. Ở nơi cây cao, bom vương vào cành cây, khi có gió rung rơi xuống đất thì nổ. 

Bom cam 

Tháng 8/1967, quân Mỹ lần đầu tiên sử dụng bom chùm BLU-46 đánh phá phía Tây Nghệ An.

Bom chùm BLU-46 kết cấu bó 6 ống phóng SUU-7A chứa bên trong 144 quả bom bi BLU-66. Nó được gây phóng bằng điện, phóng bom con xuống mục tiêu thành dải dài và hẹp. 

Sở dĩ BLU-66 được quân dân ta gọi là bom cam vì nó có hình cầu, sơn màu vàng giống với quả cam. 

BLU-66 có đường kính 64mm, khối lượng 720g, chứa 120g thuốc nổ, trên thân bom được tạo rãnh ngang, dọc để tạo mảnh khi nổ. Bom nổ sẽ tạo ra 480 mảnh vụn bắn ra xung quanh gây ra sát thương với con người rất lớn. 

Cánh đuôi bom là một vành nhựa tròn, bên trong đuôi bom gắn những cánh làm chức năng định hướng và xoay bom khi rơi để mở bảo hiểm. Chính giữa bom gắn ngòi nổ hoạt động theo nguyên lý ly tâm chạm nổ. 
Những thứ "quả chết người" chứa bên trong bom mẹ.


Bom quả ổi 

Tháng 4/1966, lần đầu Mỹ sử dụng bom chùm CBU-24/B (hoặc CBU-49B) tấn công khu vực ở Bắc Giang. 

Bom chùm CBU-24B (hoặc CBU-49B) được kết cấu với bó ống phóng SUU-30B chứa hàng trăm quả bom con BLU-26B. Nó có dạng hình cầu và sơn màu xám xanh nên quân dân ta gọi là bom quả ổi. 

“Quả ổi” có đường kính 64mm, khối lượng 420g, vỏ bằng kim loại dày 7mm (bên trong chứa 280-300 viên bi), thuốc nổ Cyclotol (khối lượng 60g), bán kính sát thương 10m, xung quanh bom có 4 đường gân định hướng. 

Có hai loại bom bi quả ổi: Loại nổ ngay và nổ chậm. Bom bi quả ổi nổ ngay lắp ngòi nổ cơ khí ly tâm chạm nổ ở chính giữa tâm, được định danh là bom chùm CBU-24/B. Bom bi ổi nổ chậm lắp ngòi nổ cơ khí nổ chậm 45-60 phút ở chính giữa tâm, được định danh là CBU-49B. 

Điểm đáng sợ là hai loại bom chùm này chỉ khác nhau về ngòi nổ, bên trong chúng đề chứa bom con BLU-26B có hình dáng tương tự nhau. Điều đó làm cho bộ đội ta khó phân biệt được đâu là loại nổ chậm, đâu là loại nổ ngay. 

(Nguồn: kienthuc.net.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu (29/3/2013)
Trung Quốc lợi dụng lúc Nga khó khăn để sở hữu công nghệ trực thăng (25/3/2013)
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ (24/3/2013)
Phát minh độc đáo thời chiến (8/1/2013)
Mỹ từng thử chế tạo bom gây sóng thần (4/1/2013)
Quân phục Ratnik chống đạn bắn tỉa từ cự ly 10m (6/12/2012)
Đức trang bị pháo cao xạ MANTIS hiện đại (3/12/2012)
Nga chuẩn bị chiến tranh robot (29/11/2012)
Mỹ phát triển lựu đạn điện từ (27/11/2012)
Tuyệt chiêu cứu mạng của tàu ngầm Pháp (9/11/2012)
Nga trang bị hệ thống đối kháng điện tử Vitebsk cho không quân (8/11/2012)
Mỹ đặt hàng kính phi công thế hệ 3 AN/AVS-6 (31/10/2012)
Israel nghiên cứu quân phục mới gọn, nhẹ hơn (31/10/2012)
10 ICBM khủng khiếp nhất thế giới (30/10/2012)
Italia giới thiệu thiết kế tàu Aegis hoàn toàn mới (29/10/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt