banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Mỹ sử dụng công nghệ in 3D vào lĩnh vực sản xuất quân sự
(www.phatminh.com) Công nghệ 3D đã thu hút được sự chú ý hơn trong thờ gian gần đây như một công cụ để tạo ra các tiện ích, đồ chơi và các công trình thu nhỏ của nghệ thuật. Và bây giờ nó có thể dùng trong công nghiệp quốc phòng.

Trong một thông báo mới đây, Tổng thống Barack Obama biết chính phủ Mỹ rất quan tâm đến công nghệ in 3D. Theo ông Obama thì công nghệ này có thể đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp quốc phòng  và thúc đẩy phát triển  ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ. Mà cụ thể thì công nghệ này có thể giúp thiết kế vũ khí và trang bị mới cho quân đội. 


Mỹ sử dụng công nghệ in 3D vào lĩnh vực sản xuất quân sự 1
Chính quyền tổng thống Mỹ Obama rất quan tâm đến công nghệ in 3D.

Theo báo cáo của Nhà Trắng thì một số ứng dụng khác nhau của công nghệ này đã được xác định như một phần của cuộc thi nhằm dành được quyền xây dựng 3 viện nghiên cứu công nghệ cáo trị giá 200 triệu USD, tất cả kinh phí sẽ do chính phủ Mỹ tài trợ. Được biết, cuộc thi là một phần  trong khoảng ngân sách 1 tỷ USD của chính phủ Mỹ nhằm tái đầu tư vào sản xuất Mỹ và tăng thêm việc làm.


Ba viện nghiên cứu sẽ được lựa chọn thông qua một quá trình cạnh tranh được các phòng ban Năng lượng và Quốc phòng của Mỹ giám sát. Kết quả sẽ được công bố vào cuối năm nay. Theo Nhà Trắng thì các viện nghiên cứu này ngoài việc là  nơi nghiên cứu và phát triển sản phẩm, công nghiệp, những trung tâm này còn là nơi để các sinh viên đại học và cao đẳng tham quan và học hỏi thậm chí là thực hành. Chính quyền ông Obama hy vọng sự hợp tác sẽ  tạo ra một nơi để các sinh viên và công nhân ở tất cả các cấp có thể thiết kế, thử nghiệm sản phẩm. 


In 3D là công nghệ làm cho các vật thể rắn ba chiều thành bất cứ hình dạng thực tế nào từ một mô hình kỹ thuật số. Theo Nhà Trắng thì công nghệ in 3d có thể có ứng dụng trong một loạt các ngành công nghiệp bao gồm cả quốc phòng, hàng không vũ trụ, ô tô và sản xuất kim loại. Ba lĩnh vực công nghệ mà Mỹ đang muốn áp dụng công nghệ in 3d vào là sản xuất kỹ thuật số, sản xuất kim loại nhẹ và hiện đại và thiết bị điện tử điện thế hệ tiếp theo. Ví dụ như trong sản xuất kim loại nhẹ và hiện đại thì công nghệ này sẽ giúp giảm giá thành chế tạo và năng suất các động cơ tua-bin gió, các thiết bị y tế, động cơ và các loại xe chiến đấu bọc thép thông qua công nghệ. 


Kế hoạch của Tổng thống Obama về việc xây dựng 3 trung tâm trên đã được công bố  cách đây mấy tháng. Ông cho biết: "Ưu tiên hàng đầu của chính quyền là làm cho nước Mỹ trở thành một cường quốc dẫn đầu về việc nghiên cứu cũng như ứng dụng công nghệ cao". Cách đây một năm,  Mỹ đã cho xây dựng một viện nghiên cứu công nghệ in 3D thí điểm ở Youngstown, Ohio  với khoản trợ cấp liên bang là 30 triệu USD.  Nó bao gồm một tổ hợp các công ty sản xuất, các trường đại học, trường cao đẳng cộng đồng và các nhóm phi lợi nhuận trên khắp Virginia Ohio Pennsylvania. 


Mỹ sử dụng công nghệ in 3D vào lĩnh vực sản xuất quân sự 3
Một khẩu AR 15 được làm bằng công nghệ in 3D.

Tuy in 3D đang được chính phủ Mỹ khuyến khích phát triển, nhưng công nghệ này sẽ phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt từ các nhà lập pháp đang lo ngại về việc sử dụng công nghệ này vào việc  sản xuất  súng.  Đầu tuần này, Cody Wilson đã gây sốc trực tiếp bắn thử khẩu súng mà anh và nhóm nghiên cứu của mình đã tìm cách chế tạo trong vòng một năm qua. Nhỏ, có màu trắng và làm gần như hoàn toàn từ nhựa, Liberator trông chẳng khác nào một món đồ chơi mà chúng ta có thể mua được từ chợ.


Nhưng ngay sau khi chứng kiến cảnh khẩu súng này bắn được đạn thật có lẽ bạn sẽ hiểu rằng khẩu súng”đồ chơi” này có thể khoan một lỗ trên cơ thể bạn một cách dễ dàng. Kết quả là, một số các nhà lập pháp đang đẩy mạnh  việc cấm súng in 3d. Trong đó, thượng nghị sĩ bang California Leland Yee đã công bố một kế hoạch nhằm thúc đẩy chính quyền ban hành một bộ luật để ngăn cấm việc sử dụng các công nghệ để tạo ra súng. Một số nhà làm luật cho rằng súng làm bằng công nghệ in 3d hiện đang tạo nên “ một vùng màu xám pháp lý ” trong luật pháp Mỹ, 


Mỹ sử dụng công nghệ in 3D vào lĩnh vực sản xuất quân sự 4
Nhìn bề ngoài, khẩu Liberator trông không có vẻ là một vũ khí giết người.

Tuy là phát triển cho quốc phòng nhưng đại diện nhà trắng không cho biết cụ thể rằng công nghệ in 3d sẽ hộ trợ loại phát triển loại vũ khí nào trong công nghiệp quốc phòng. Nhiều chuyên gia cho rằng có lẽ nó sẽ được sử dụng trong việc chế tạo vũ khí công nghệ cao hoặc các thiết bị dành cho lực lượng đặc nhiệm.

(Nguồn: Theverge )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Indonesia - Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác phát triển xe tăng hạng trung (20/5/2013)
Tàu sân bay hạt nhân mới của Nga sẽ dẫn đầu thế giới  (20/5/2013)
Trực thăng Ka-52: ’Kẻ săn mồi’ xinh đẹp (18/5/2013)
Nga hé lộ sức mạnh vượt trội của tàu ngầm mang tên Hà Nội  (18/5/2013)
Tàu chiến săn ngầm Việt Nam: 50 năm vẫn chạy tốt!  (18/5/2013)
Radar ’độc’ nhất thế giới của Việt Nam (18/5/2013)
Việt Nam bắt đầu 'kỷ nguyên UAV' (18/5/2013)
Sukhoi tàng hình T-50 bay thử nghiệm cấp nhà nước (18/5/2013)
Siêu tiêm kích T-50 sắp gia nhập Không quân Nga (18/5/2013)
Tìm hiểu vũ khí chống biển người của Việt Nam (8/4/2013)
Nhận diện những loại “quả chết người” Mỹ ném xuống Việt Nam (2/4/2013)
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu (29/3/2013)
Trung Quốc lợi dụng lúc Nga khó khăn để sở hữu công nghệ trực thăng (25/3/2013)
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ (24/3/2013)
Phát minh độc đáo thời chiến (8/1/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt