banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
“Mắt thần” cảnh giới bắt 120 máy bay của Việt Nam
(www.phatminh.com) Phòng không Việt Nam đã được trang bị hệ thống radar cảnh giới hiện đạicó khả năng bám bắt 120 mục tiêu trên không (máy bay), cự ly xa 350km.

Radar cảnh giới là thành phần quan trọng trong “mạng lưới mắt thần” của mỗi quốc gia trên thế giới. Nó đảm nhiệm vai trò phát hiện sớm các cuộc tấn công đường không để báo động cho các lực lượng bảo vệ vùng trời sẵn sàng chiến đấu.

Mạng lưới radar cảnh giới Việt Nam được trang bị chủ yếu các loại khí tài do Liên Xô sản xuất như loại P-18, P-35, P-14. Các loại này tuy vẫn còn hữu dụng nhưng do sản xuất theo công nghệ những năm 1960-1970 nên không tránh khỏi tồn tại nhược điểm nhất định.

Đài radar cảnh giới P-18 (Liên Xô sản xuất) canh trời Trường Sa.

Vì thế, nhằm tăng cường khả năng cảnh giới, báo động sớm cho lực lượng phòng không trong tình hình mới, Việt Nam đã ký thỏa thuận với Belarus mua một vài hệ thống radar cảnh giới tầm xa hiện đại Vostock E.

Hệ thống radar di động kỹ thuật số Vostock E do Cục thiết kế Agat/KB Radar (Belarus) nghiên cứu thiết kế để phát hiện mọi mục tiêu trên không ở tầm xa với độ chính xác cao.

Hệ thống Vostock E thường gồm: xe mang anten thu – phát; trạm điều khiển tự động từ xa và máy phát điện diesel.

Trạm điều khiển tự động có thể triển khai cách xe anten và thiết bị tới 500m. Để bảo vệ radar khỏi các tên lửa tầm nhiệt, máy phát điện có thể đặt cách radar tới 50m.

Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải chuyên dụng MZKT 65273-020 bánh lốp nên có khả năng cơ động rất cao. Radar có thời gian triển khai và thu hồi chưa đầy 6 phút với kíp chiến đấu chỉ có 2 người.

Radar có thể phát hiện các máy bay chiến đấu ở cự ly 350km trong môi trường không nhiễu điện tử và bám cùng lúc không dưới 120  mục tiêu. Một hệ thống bản đồ số cho phép radar hoạt động thuận tiện, hiển thị các tham số về mục tiêu.

Đặc biệt nhất, theo thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp Vostock E có khả năng phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh.

Xe mang anten thu - phát sóng của hệ thống radar cảnh giới hiện đại Vostock E.

Với những khả năng này, Vostock E kết hợp với đài trinh sát điện từ thụ động Kolchuga đảm bảo tốt khả năng “tóm gọn” máy bay tàng hình tối tân trên thế giới.

Ngoài ra, Vostock E có thể dễ dàng được tích hợp với các hệ thống thông tin tình báo chỉ huy C3I (C4I) nhờ hệ thống truyền dữ liệu số.

Theo một số nguồn tin, sau khi nhập khẩu Vostock E từ Belarus, Việt Nam đã có một số cải tiến nhỏ nhằm phù hợp với điều kiện sử dụng tại nước ta. Những thông tin chi tiết việc cải tiến không được công bố nhưng được cho là có đặc tính vượt trội so với nguyên bản.

Với Vostock E, khả năng cảnh giới, báo động sớm của lực lượng phòng không Việt Nam đã được nâng cao đáng kể, đảm bảo “không để tổ quốc bị bất ngờ”.

(Nguồn: Trí Thức Trẻ )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
’Quái thú’ Pantsir-S1 Việt Nam muốn mua có mục tiêu bắn mới (22/5/2013)
Nga sắp thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới (21/5/2013)
'Tiểu thư' đọ dáng cùng 'động vật ăn thịt' Mi-35M (21/5/2013)
Thủy thủ tàu Kilo thứ hai Việt Nam thực hành trên biển (21/5/2013)
Việt Nam nâng cấp, cải tiến xe tăng - thiết giáp (21/5/2013)
Iran trình làng tên lửa phòng không mới (21/5/2013)
Tên lửa diệt tăng tự dẫn mới của Nga vượt trội thế nào? (20/5/2013)
Việt Nam ’lên đời’ cho súng AK huyền thoại thế nào? (20/5/2013)
Khám phá súng bắn tỉa hạng nặng của Việt Nam (20/5/2013)
Những loại súng bắn tỉa đáng sợ nhất thế giới (20/5/2013)
Nga ra mắt siêu súng trường bắn tỉa tối tân mới (20/5/2013)
Việt Nam chế thiết bị hiệu chỉnh đường ngắm súng AK (20/5/2013)
Việt Nam là nước ĐNA đầu tiên có hệ thống phòng không Pantsir-S1 tiên tiến? (20/5/2013)
Philippines tăng cường sức mạnh trên Biển Đông  (20/5/2013)
Mỹ thử nghiệm thành công máy bay không người lái có tốc độ gấp 5 lần âm thanh (20/5/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt