Ngoài ra, súng trường bắn tỉa còn được phổ dụng trong hầu hết các lực
lượng đặc nhiệm tinh nhuệ trên thế giới, nhờ khả năng tiêu diệt mục tiêu
với độ chính xác cao ở khoảng cách lớn. Trong khi đó, súng trường bắn
tỉa cũng là vũ khí yêu thích của các phần tử khủng bố, với mục đích ám
sát những nhân vật quan trọng, có ảnh hưởng.
Chính vì sự quan trọng đó, các quốc gia đứng đầu thế giới về vũ khí đều
nghiên cứu và chế tạo những loại súng trường bắn tỉa của riêng mình. Đây
cũng là loại vũ khí được đặt mua khá nhiều dù giá thành không hề rẻ
trong khi chi phí đào đạo để sử dụng cao hơn những loại súng thông
thường. Tuy nhiên, lợi thế tác chiến mà súng trường bắn tỉa mang lại
cũng là điều không cần phải bàn cãi.
Súng trường bắn tỉa Dragunov
Dragunov là súng trưởng bắn tỉa bán tự động, được nghiên cứu và phát
triển bởi các chuyên gia vũ khí quân đội Liên Xô. Ra đời năm 1963 nhưng
vẫn rất được yêu thích tới tận ngày nay. Súng trường bắn tỉa Dragunov
luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ tác chiến bộ binh và tiêu diệt hỏa
lực địch mà các nhà sản xuất đặt ra khi chế tạo Dragunov.
Trong cuộc đua trước các sản phẩm của Sergei Simonov và Aleksandr
Konstantinov, Yevgeny Dragunov đã giành chiến thắng thuyết phục để trở
thành súng trường bắn tỉa chủ lực trong quân đội Liên Xô, chính thức
được biên chế năm 1964 nhờ công nghệ sản xuất hàng loạt của Izhmash.
Gần như song song với sự có mặt trong quân đội Liên Xô, súng trường bắn
tỉa Dragunov cũng nhanh chóng được xuất khẩu cho quân đội các nước thuộc
khối Hiệp ước Warsaw, đối trọng của Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO) do Liên Xô đứng đầu. Sau đó, Dragunov cũng nhanh chóng được xuất
khẩu cho nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Iran được phép sử
dụng công nghệ của Dragunov để chế tạo những phiên bản của riêng mình.
Với chiều dài 1,225m, trọng lượng tiêu chuẩn 4,3kg, Dragunov có thể sử
dụng loại đạn 7,62x54mm hay đạn súng trường 5,45x39mm. Tầm bắn hiệu quả
của Dragunov đạt 800m trong khi nó đủ sức tiêu diệt mục tiêu ở khoảng
cách tối đa 1.300m với ông ngắm hoặc 1.200m với thiết bị ngắm kim loại.
Hộp chứa đạn của Dragunov có 10 viên.
Súng trường bắn tỉa Heckler & Koch PSG1
Được mệnh danh là “súng trường thiện xạ”, loại súng Heckler & Koch
PSG1 do Đức nghiên cứu chế tạo nổi danh khắp thế giới nhờ khả năng bắn
chuẩn xác. PSG1 là loại súng bán tự động, được công ty Heckler &
Koch của Đức nghiên cứu chế tạo. Người ta cho rằng, PSG1 được ra đời
nhằm đối phó với những vụ việc tương tự như Thảm sát Munich tại Thế vận
hội mùa hè năm 1972.
Với công suất lớn, độ chính xác cao, PSG1 được coi là khẩu súng trường
bán tự động không thể thiếu trong lực lượng cảnh sát, quân đội và đặc
nhiệm chống khủng bố Tây Đức. Không những vậy, PSG1 còn được mệnh danh
là “một trong những súng trường bắn tỉa chính xác nhất thế giới”, chỉ
thua kém những thế hệ súng bắn tỉa hiện đại sau này.
Với trọng lượng 7,2kg, độ dài thân đạt 1,23m, PSG1 có thể hạ gục mục
tiêu trong phạm vi 800m. Sử dụng loại đạn 7,62x51mm tiêu chuẩn NATO cho
phép bắn tầm sát thương của khẩu súng lên tới hơn 1.000m trong khi kính
ngắm chuyên dụng giúp định hướng đường đạn tốt hơn. Những phiên bản sau
của PSG1 cho phép nó trang bị bộ phận giảm thanh, giúp nó phát huy khả
năng tốt hơn trong những nhiệm vụ tác chiến cần đảm bảo bí mật.
Súng trường bắn tỉa Barret 50 Cal
Còn có tên khắc là M82, Barret 50 Cal là sẩn phẩm của công ty vũ khí
Barrett, Mỹ. Được ra đời với mục đích đáp ứng nhu cập của lực lượng đặc
nhiệm Mỹ, Barret 50 Cal sở hữu những thiết kế, biến nó trở thành súng
trường bắn tỉa hạng nặng với độ chính xác hàng đầu thế giới. Với cỡ nòng
0,50 BMG sử dụng đạn 12,7x99mm, M82 có khả năng sát thương xa nhất nhì
so với những loại súng bắn tỉa hiện đang được sử dụng.
Được nghiên cứu, chế tạo trong những năm đầu thập niên 1980 nhưng tên
tuổi của Barret 50 Cal chỉ thực sự được biết đến trong các chiến dịch
lừng danh Lá chắn Sa mạc và Bão táp Sa mạc mà Mỹ tiến hành ở Kuwait và
Iraq. Khi đó, phiên bản cải tiến của Barret 50 Cal là M82A1 nhanh chóng
được được trang bị cho các xạ thủ Thủy quân lục chiến Mỹ, sau đó là quân
đội và không quân.
Sở dĩ, Barret 50 Cal đột ngột được ưa chuộng bởi khả năng tác chiến
tuyệt vời mà khẩu súng sở hữu. Với tầm sát thương hiệu quả lên tới
1.800m cùng cơ số đạn khá lớn giúp binh sĩ Mỹ chiếm được lợi thế trong
địa hình sa mạc. Sở hữu đạn lớn không chỉ cho phép Barret 50 Cal có tầm
sát thương rộng mà còn giúp nó tiêu diệt mục tiêu ẩn nấp sau những
chướng ngại vật. Hiện tại, Barret 50 Cal và các hậu duệ của nó đang được
quân đội hàng chục quốc gia sử dụng.
Súng trường bắn tỉa L115A3 AWM
Được coi là chuẩn mực của sự chính xác đối với các loại súng trường bắn
tỉa trên toàn thế giới, Accuracy International AW của Anh là một trong
những vũ khí thành công nhất của Anh. Không chỉ góp mặt trên các chiến
trường, L115A3 AWM còn được sử dụng phổ biến trong lực lượng cảnh sát
hay binh sĩ đặc nhiệm, chống khủng bố nhờ tính ưu việt vốn có.
Được giới thiệu trong những năm 1980, Accuracy International AW được
trang bị kính ngắm quang học cho phép xác định chính xác mục tiêu. Những
chế độ khác nhau trên ống ngắm cho phép tiêu diệt mục tiêu ở nhiều
khoảng cách khác nhau tùy điều kiện tác chiến. Trên thực tế, những khẩu
AW ra đời hoàn toàn phục vụ mục đích bắn tỉa, nên thiết kế của chúng
không cho phép khẩu súng thực hiện các nhiệm vụ khác.
Chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 1990 tới nay, Accuracy
International AW là một trong những khẩu súng chưa thể thay thế. Với
trọng lượng nhẹ, tương đương 6,5kg, chiều dài 1,18m trong khi độ dài
nòng súng đạt 0,66m cho phép khẩu súng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách
800m. Sử dụng đạn 7.62x51mm tiêu chuẩn NATO, khẩu súng có thể mang tối
đa 10 viên đạn/băng. Kính ngắm chuyên dụng cho phép khẩu súng hoạt động
hiệu quả cả ngày lẫn đêm.
Súng trường bắn tỉa Cheytac-408 Cal
Cheytac-408 Cal của Mỹ là súng ngắm quân sự tầm xa, được phát triển bởi
chuyên gia vũ khí, tiến sĩ John D. Taylor và thợ máy William O. Wordman.
Nó được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu bắn hạ chính xác mục tiêu ở
khoảng cách 2km, vốn nằm ngoài tầm với của các cả các loại súng bộ binh
đang được sử dụng.
Kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 2001, tỉa Cheytac-408 Cal nhanh chóng
tạo ra những ưu thế vượt trội cho quân đội Mỹ, nhờ sức công phá mạnh
cùng khả năng tiêu diệt chính xác mục tiêu ở cự ly lớn. Sở hữu trọng
lượng lên tới 14kg, độ dài 1,34m cùng chiều dài nòng súng đạt 73,7cm
giúp đạn của súng trường bắn tỉa Cheytac-408 Cal đi chính xác ở khoảng
cách xa kỷ lục.
Do kích cỡ đạn lớn nhằm mục tiêu bắn hạ đối phương ở khoảng cách xa, hộp
đạn của Cheytac-408 Cal chỉ có thể mang được tối đa 7 viên. Các phiên
bản quân sự cho phép khẩu súng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách trên
2.000m trong khi phiên bản dân sự có thể bắn trung mục tiêu ở khoảng
cách trên 1.500m. Tùy loại kính ngắm được sử dụng, Cheytac-408 Cal có
thể hoạt động hiệu quả bất kể ngày đêm. |