banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Ý tưởng Xanh > Ý tưởng Việt Nam Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
PAIC: Tạo bước đột phá trong công nghệ pin năng lượng mặt trời màng mỏng
(phatminh.com) Nguồn năng lượng hóa thạch ở Việt Nam cũng như trên thế giới đang dần cạn kiệt do sự khai thác của con người. Do đó, không chỉ có Việt Nam, mà tất cả các nước trên thế giới đang phải bắt tay vào nghiên cứu, phát triển ứng dụng những nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt những nguồn năng lượng có thể tái tạo nhanh, dồi dào và không có hại cho môi trường.

TS Nguyễn Việt Hùng – Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Thông tin – Viễn thông – Tự động hóa Dầu khí (PAIC, tên cũ là PV Tech) đã trao đổi với báo chí về vấn đề này.

Góp phần giải bài toán năng lượng

PV: Được biết PAIC sắp cho ra đời công nghệ pin năng lượng mặt trời màng mỏng, ông có thể cho biết về ý tưởng nghiên cứu của sản phẩm này?

TS Nguyễn Việt Hùng: Hiện, trên thế giới có rất nhiều nguồn năng lượng tái tạo, nhưng cho tới nay, năng lượng mặt trời được coi là nguồn năng lượng chủ lực trong tương lai. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này thì điện do năng lượng mặt trời trên thế giới trong những năm qua đã có những thay đổi rất nhanh về công nghệ, trong đó, công nghệ pin mặt trời truyền thống sẽ dần được thay thế bằng công nghệ pin mặt trời màng mỏng khiến giá thành rẻ hơn.

Chúng tôi xác định rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể nghiên cứu phát minh công nghệ nguồn áp dụng vào sản xuất công nghiệp, để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm, hơn nữa, tiến tới góp phần giải bài toán thiếu năng lượng và giá điện. Với một tập đoàn kinh tế kỹ thuật mạnh như PVN thì việc phát minh, sở hữu công nghệ nguồn và kinh doanh hiệu quả dựa vào công nghệ nguồn (cụ thể ở đây công nghệ nguồn sản xuất pin năng lượng mặt trời) là chuyện không quá khó khăn.

Theo tôi, đây là một việc làm đúng đắn, nên làm và có thể làm được. Do đó, PAIC đã chủ động nghiên cứu, đề xuất và được lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho phép tiến hành thực hiện giai đoạn một của dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm pin mặt trời màng mỏng bằng phương pháp hóa hơi trong điều kiện áp suất khí quyển (công nghệ APP-CVD), với mức kinh phí đầu tư gần một triệu USD, thực hiện trong thời gian 13 tháng.

PV: Ông có thể cho biết, khi nào thì sản phẩm này được đưa ra ứng dụng ngoài thị trường, giá thành của sản phẩm có cao hơn so với các loại năng lượng mặt trời khác và hiệu quả sẽ như thế nào?

TS Nguyễn Việt Hùng: Theo dự kiến, khoảng một tháng nữa chúng tôi sẽ kết thúc giai đoạn một. Kết quả nghiên cứu, sản xuất hiện thời trong giai đoạn một của Dự án APP-CVD đã khẳng định, công nghệ sản xuất pin mặt trời màng mỏng tại áp suất khí quyển có tốc độc nhanh hơn vài lần so với công nghệ tạo màng mỏng tại chân không. Hơn nữa, trang thiết bị của công nghệ này gọn, ít công đoạn, chi phí thấp hơn so với trang thiết bị của công nghệ tạo màng mỏng tại môi trường chân không. Những yếu tố này có ý nghĩa quyết định trong việc giảm suất đầu tư và giảm giá thành sản xuất pin mặt trời, do việc tăng năng suất của dây chuyền sản xuất, đồng thời giảm chi phí sản xuất.

Công nghệ mới này giúp hạ giá thành sản xuất một đơn vị công suất xuống tới mức cạnh tranh được với các dạng năng lượng không tái tạo khác. Hệ quả là giảm suất đầu tư cho dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời đến mức cạnh tranh được với nhiệt điện và thủy điện. Điều này cho phép giá điện từ năng lượng mặt trời giảm xuống mức giá điện do năng lượng hóa thạch tạo ra. Một điểm nữa là công nghệ mới này sẽ sử dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở Việt Nam là cát, rất phong phú, dồi dào, rẻ tiền, không độc hại và thân thiện với môi trường. Thông thường có ba bước từ nghiên cứu phát triển công nghệ đến sản xuất đại trà. Đó là: giai đoạn nghiên cứu phát triển và sản xuất thử nghiệm (pilot production); giai đoạn tiền sản xuất công nghiệp (pre production) và giai đoạn sản xuất công nghiệp (mass production). Khi giai đoạn một thành công, nếu được quan tâm đầu tư thì khoảng hơn một năm đến hai năm nữa chúng ta sẽ có sản phẩm thương phẩm được sản xuất đại trà ở quy mô công nghiệp.

Sẽ cạnh tranh được với những sản phẩm hàng đầu thế giới

PV: Vậy sản phẩm này được lắp đặt ở vùng, miền có thời tiết như thế nào thì hợp lý, thưa ông?

TS Nguyễn Việt Hùng: Sản phẩm này sẽ được áp dụng cho rất nhiều thị trường như: thị trường điện hòa lưới, thị trường điện vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo và các tòa nhà thông minh. Công nghệ màng mỏng cho phép có thể phát điện được ngay cả những vùng xa xích đạo có cường độ ánh sáng yếu. Với vị trí địa lý như nước ta có nhiều ngày nắng quanh năm (nhất là miền Trung hay miền Nam) thì hiệu suất rất cao. Ngoài ra, các tấm pin màng mỏng có thể được trang bị trên các phương tiện như: ôtô, tàu điện… Những tấm pin màng mỏng có thể còn được dán trên các tấm kính của tòa nhà, vừa thu được ánh sáng mặt trời phát sinh ra điện, vừa ngăn được các tia cực tím có hại cho người làm việc, sinh sống trong tòa nhà. Có thể nói, pin màng mỏng có rất nhiều ứng dụng và có thị trường đa dạng.

PV: Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, đem lại hiệu quả kinh tế chung, Nhà nước đã ban hành một số quy chế về phát triển nghiên cứu KHCN, trong đó có năng lượng mặt trời. Vậy, để phát triển hơn nữa và nội địa hóa trong nước, ông có kiến nghị gì?

TS Nguyễn Việt Hùng: Đây là một chương trình rất lớn. Để phát triển công nghệ nguồn và kinh doanh hiệu quả công nghệ nguồn trong nước, cũng như xuất khẩu, phải có sự chung tay ủng hộ của các cấp qua các cơ chế, chính sách về giá điện, về ưu đãi đầu tư và cho vay vốn với lãi suất hợp lý. Từ đó, chúng ta có thể phát triển và cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Chẳng hạn như chính phủ các nước Mỹ, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản… có rất nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tấm pin mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung. Chính phủ Việt Nam ta cũng mới bắt đầu có những chương trình hỗ trợ phát triển các dạng năng lượng tái tạo. Vì thế, tại thời điểm hiện tại, đây là một việc làm rất rủi ro. Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao, tôi tin tưởng sẽ làm được.

Một điểm nữa là cần tận dụng nguồn chất xám của người Việt cả trong nước và nước ngoài. Đến nay, chúng tôi đã tập hợp được nhóm chuyên gia, có trình độ khoa học kỹ thuật tương đối so với thế giới để nghiên cứu. Theo hướng này, tôi tin tưởng sản phẩm của PAIC sẽ cạnh tranh được với các sản phẩm hàng đầu thế giới, bởi hai lẽ, thứ nhất: công nghệ của ta là công nghệ mới, tiết kiệm nhiên liệu/nguyên liệu, chi phí sản xuất rẻ hơn so với công nghệ các nước khác đang áp dụng. Thứ hai: việc nắm công nghệ nguồn sẽ có lợi thế rất lớn, đó là chúng ta chủ động về công nghệ và giá thành, nên lợi nhuận thu được sẽ cao hơn so với việc nhập công nghệ của nước ngoài.

Hãy tưởng tượng một nhà máy nhiệt điện, nếu chúng ta nhập tất cả các thiết bị của nước ngoài, thuê chuyên gia nước ngoài thiết kế, giám sát, trong khi đó, giá điện lại không được cao so với mặt bằng thế giới, vậy, giá trị gia tăng ở đây theo tôi nghĩ là rất ít. Do đó, chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, để chúng tôi nhanh chóng đưa vào sản xuất đại trà, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài thị trường điện hòa lưới, thì sản phẩm này còn đảm bảo cung cấp năng lượng điện cho vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo phục vụ cho công tác an ninh quốc phòng, kinh tế biển, cũng như chiến lược biển của Việt Nam, vì điện do công nghệ này tạo ra, việc triển khai rất đơn giản, nhẹ và rẻ tiền.

PV: Cảm ơn ông về những thông tin bổ ích này.

(Nguồn: Petro Times )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FPT và Fujitsu xây dựng nhà máy rau tại Hà Nội (16/12/2015)
10 ý tưởng công nghệ xanh táo bạo (16/12/2015)
Chai nước thông minh, sản phẩm sáng tạo của người Việt (24/7/2015)
Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu (4/4/2014)
Giải pháp đột phá nhân giống cây trồng đặc sản (15/3/2014)
Chim Flappy Bird được chế tác bằng vàng (12/3/2014)
Nắp ổ cắm điện tích hợp đèn cảm biến ánh sáng (11/3/2014)
Sử dụng hệ thống thử nghiệm xoay chiều di động kiểu biến tần vào thử nghiệm điện áp xoay chiều cho trạm biến áp với cách điện khí (GIS) cấp điện áp tới 220kV (22/12/2013)
Công trình khí sinh học hình ống quy mô trung bình (Plug – flow) (22/12/2013)
Sản xuất túi đựng nước cho bộ đội và dân cư ở hải đảo (21/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Xanh- sạch từ mô hình quản lý cộng đồng (19/4/2012)
Sản xuất than từ mùn cưa, bã mía  (17/4/2012)
Vật liệu ứng phó với biến đổi khí hậu (16/4/2012)
Xây nhà bằng gáo dừa (12/4/2012)
Sản xuất phân compost từ rác hỗn hợp (7/4/2012)
Tưởng tượng về thuyết tương đối rộng (16/3/2012)
Chế tạo hệ thống chữa cháy đa năng (11/2/2012)
Từ trường nguồn năng lượng của tương lai (8/2/2012)
Huế: Nuôi kỳ đà thương phẩm theo quy mô nông hộ (7/2/2012)
Ngưng thời gian vũ trụ (4/2/2012)
Người sáng chế bếp thần (30/1/2012)
Thi sáng tạo ý tưởng khoa học (13/1/2012)
Xe quét và hốt rác tự động (11/1/2012)
Mô hình tưới phun mưa cho cây chè đạt hiệu quả (11/1/2012)
Chó máy đa năng của sinh viên Việt Nam (9/1/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
FPT và Fujitsu xây dựng nhà máy rau tại Hà Nội
10 ý tưởng công nghệ xanh táo bạo
Chai nước thông minh, sản phẩm sáng tạo của người Việt
Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu
Giải pháp đột phá nhân giống cây trồng đặc sản
Cậu học trò quê chế tạo máy thái rau quả …
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt