banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Ý tưởng Xanh > Ý tưởng Việt Nam Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Nông dân xuất khẩu nông cụ
Một nông dân chỉ học hết lớp 8, nhưng chế tạo thành công hàng loạt máy nông cụ, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Nhà chế tạo máy "chân đất"

Tác giả của những chiếc máy trên là Nguyễn Hồng Chương, 36 tuổi, sinh ra và lớn lên ở xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), nơi có dòng sông Đa Nhim trong lành chảy qua. Chương là thế hệ thứ 3 trong gia đình gắn bó với nghề trồng rau ở Lạc Lâm. Hằng ngày vật lộn với đồng ruộng nên Chương thấu hiểu nhu cầu của người nông dân cần những loại máy móc nào.

 

 Một cơ sở ươm giống đang sử dung máy gieo hạt của Hồng Chương  - Ảnh: Lâm Viên

Đơn Dương là huyện có diện tích canh tác rau lớn nhất tỉnh Lâm Đồng (17.000 ha), hiện có khoảng 80 cơ sở ươm cây giống rau, hoa để cung cấp cho các nông hộ. Hơn chục năm qua, muốn ươm cây giống rau, hoa trong vỉ xốp theo công nghệ mới, các cơ sở phải thuê nhân công cho đất vào vỉ và gieo hạt bằng tay nên tốn rất nhiều công sức, thời gian. Nắm bắt nhu cầu thiết thực của các vườn ươm và nông hộ, năm 2006, Chương bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy gieo hạt giống. Chỉ hơn 2 tháng mày mò, chiếc máy gieo hạt đầu tiên ra đời trước sự thán phục của bà con nông dân Lạc Lâm. Công suất một máy gieo hạt tương đương 8 lao động nên được các cơ sở ươm giống đặt hàng liên tục. Tiếp đó, năm 2008, Chương lại chế tạo thành công máy dồn đất vào vỉ xốp có thể thay thế cho 6-8 lao động.

Cuối năm 2010, sau nhiều tháng mày mò nghiên cứu, Chương cùng với 3 anh em trong gia đình (đều là nông dân) chế tạo thành công chiếc máy đóng đất vào chậu để trồng hoa. Chiếc máy này có tới 3 băng chuyền cùng hoạt động nhịp nhàng: băng chuyền thứ nhất đẩy đất từ thấp lên cao để đổ vào chậu; băng chuyền thứ hai xoay tròn đẩy dàn chậu vào đúng vị trí hứng đất; băng chuyền thứ ba đẩy chậu đã cấy giống xong. Máy đóng đất vào chậu có công suất 1.200 chậu/giờ, đánh dấu bước đột phá trong việc chế tạo máy móc của Nguyễn Hồng Chương. Một công ty sản xuất kinh doanh hoa (100% vốn nước ngoài) ở Đà Lạt đã đặt hàng cho Chương sản xuất máy này. Không dừng lại ở đó, tháng 3.2011, Chương lại tiếp tục cho ra lò chiếc máy đẩy vỉ xốp (dùng để lấy cây giống trong vỉ xốp đem ra trồng ngoài vườn) rất thiết thực với các nông hộ trồng rau, hoa.

 

 Nguyễn Hồng Chương bên chiếc máy đóng đất vào chậu do anh sáng chế - Ảnh: Lâm Viên

Bà Lê Thị Bé, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương nhận xét: "Máy gieo hạt của anh Chương rất thiết thực, tiết kiệm được nhiều công lao động, còn hạt giống thì không bị rơi vãi trong quá trình gieo, hạt được bỏ chính xác vào vị trí trên vỉ xốp". Bà Bé cho biết thêm hầu hết các cơ sở ươm giống ở các huyện Đơn Dương, Đức Trọng đều dùng các loại máy do Hồng Chương chế tạo. Anh Trần Đức Quang, chủ vườn ươm Quang Hằng (thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn, Đơn Dương) cho biết, cơ sở của anh sử dụng máy gieo hạt và đóng đất vào vỉ xốp của Hồng Chương hơn một năm nay, máy vận hành rất tốt, chưa trục trặc gì.

 

 

 

Năm 2008, Nguyễn Hồng Chương được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao giải thưởng Lương Định Của. Năm 2009, Chương đạt giải II tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng và được tham dự Đại hội tài năng trẻ toàn quốc lần thứ I tại Hà Nội. Trong năm 2009, Chương còn được Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam trao chứng nhận "Điển hình sáng tạo Việt Nam" với chiếc máy gieo hạt nông nghiệp tiết kiệm giống...

 

 

Nông cụ xuất ngoại

Tính đến tháng 4.2011, xưởng cơ khí Hồng Chương đã xuất xưởng trên 250 máy móc các loại, trong đó nhiều nhất là 2 loại máy gieo hạt và máy dồn đất vào vỉ xốp. Máy nông cụ thương hiệu Hồng Chương ngày càng được nhiều công ty, nông dân trong cả nước tín nhiệm đặt hàng. Nhưng bất ngờ nhất đối với Hồng Chương là vào đầu năm 2011, có 2 doanh nghiệp ở Malaysia và Đài Loan tìm đến xem cơ ngơi của Hồng Chương và trực tiếp đặt hàng. Đầu tháng 4.2011, Hồng Chương xuất khẩu chiếc máy gieo hạt "Made in Lạc Lâm" đầu tiên sang Malaysia. Sau khi ứng dụng hiệu quả, phía đối tác đặt hàng thêm 10 chiếc máy gieo hạt. Trung tuần tháng 4.2011, khi chúng tôi đến thăm xưởng cơ khí Hồng Chương, đúng lúc chiếc máy đóng đất vào chậu hoàn thành chuẩn bị xuất bán cho một công ty Đài Loan chuyên sản xuất hoa ở phố núi Đà Lạt, giá 6.000 USD/chiếc. Sau khi quan sát máy dồn đất vào vỉ xốp của Hồng Chương, các đối tác Đài Loan, Malaysia đã đặt hàng loại máy này vì nước họ chưa có.

Ông Đặng Phương Sổ, Trưởng phòng Công thương huyện Đơn Dương không giấu được niềm vui: "Dường như năm nào Nguyễn Hồng Chương cũng chế tạo ra máy móc nông cụ mới. Chúng tôi đang hướng dẫn để Chương mang máy đóng đất vào chậu tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật Lâm Đồng lần thứ 5". Nguyễn Hồng Chương cho biết, theo đề nghị của Sở Khoa học - Công nghệ Lâm Đồng, cơ sở của anh sẽ mang 3 sản phẩm mới tham gia Hội chợ công nghệ và thiết bị (Tech Mart) tổ chức tại Quảng Nam vào tháng 7.2011, gồm: máy đóng đất vào chậu, máy đẩy vỉ xốp và máy cắt ghép cây giống.

Để đáp ứng nhu cầu ngày cao của nông dân cả nước và thị trường xuất khẩu, Nguyễn Hồng Chương thành lập doanh nghiệp và đang ráo riết xây dựng xưởng chế tạo máy 1.000m2 thay cho xưởng chưa tới 100m2 hiện nay. Khi chúng tôi thăm cơ sở Hồng Chương để viết bài này, thì Phòng Công thương huyện Đơn Dương cũng đến trao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Hồng Chương với ngành nghề cơ khí - chế tạo máy nông nghiệp. Nguyễn Hồng Chương xúc động thổ lộ: "Lập nhà máy chế tạo máy móc nông cụ là mơ ước của tôi từ lâu, nay đã thành hiện thực. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, sáng chế nhiều máy móc phục vụ bà con nông dân trong thời gian tới".

(Nguồn: Theo TNO )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FPT và Fujitsu xây dựng nhà máy rau tại Hà Nội (16/12/2015)
10 ý tưởng công nghệ xanh táo bạo (16/12/2015)
Chai nước thông minh, sản phẩm sáng tạo của người Việt (24/7/2015)
Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu (4/4/2014)
Giải pháp đột phá nhân giống cây trồng đặc sản (15/3/2014)
Chim Flappy Bird được chế tác bằng vàng (12/3/2014)
Nắp ổ cắm điện tích hợp đèn cảm biến ánh sáng (11/3/2014)
Sử dụng hệ thống thử nghiệm xoay chiều di động kiểu biến tần vào thử nghiệm điện áp xoay chiều cho trạm biến áp với cách điện khí (GIS) cấp điện áp tới 220kV (22/12/2013)
Công trình khí sinh học hình ống quy mô trung bình (Plug – flow) (22/12/2013)
Sản xuất túi đựng nước cho bộ đội và dân cư ở hải đảo (21/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Khu “vườn treo” hái ra tiền (14/4/2011)
Sản phẩm sáng tạo từ tình thương (14/4/2011)
Quỹ hoàn lương của 2 cựu tử tù (14/4/2011)
Cách xử lý nước bẩn thành nước sạch (14/4/2011)
Độc đáo những viên gạch nổi trên mặt nước (14/4/2011)
Chàng sinh viên và kế hoạch làm giàu từ đà điểu (14/4/2011)
Nông dân Tư Sáng: Sáng chế nhiều máy “làm ruộng”  (14/4/2011)
Ấp trứng bằng năng lượng mặt trời (14/4/2011)
Bộ lọc khí chủ động quang xúc tác (14/4/2011)
Chủ quán cơm chế đèn tiết kiệm điện cho gia đình (14/4/2011)
Học sinh chế tạo máy thái củ sắn (14/4/2011)
Làm mát xưởng bằng quạt hơi nước (14/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
FPT và Fujitsu xây dựng nhà máy rau tại Hà Nội
10 ý tưởng công nghệ xanh táo bạo
Chai nước thông minh, sản phẩm sáng tạo của người Việt
Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu
Giải pháp đột phá nhân giống cây trồng đặc sản
Cậu học trò quê chế tạo máy thái rau quả …
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt