banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Sự kiện Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Thế giới sắp chuyển sang khung giờ mới?
(phatminh.com) Thời gian trên đồng hồ sẽ không hiển thị thời gian như hiện nay nữa nếu đề xuất thay đổi chuẩn thời gian của Mỹ được thông qua tại Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) ở Geneva (Thụy Sĩ) vào giữa tháng này.

Thế giới sắp chuyển sang khung giờ mới?

Mỹ đề xuất chuyển sang sử dụng chuẩn Thời gian nguyên tử quốc tế (TAI) thay vì Giờ phối hợp quốc tế (UTC) hiện nay.

Thời gian Nguyên tử Quốc tế là thời gian được đo bằng dao động của các sóng điện từ được phát ra do các nguyên tử hoặc phân tử chuyển dịch từ mức năng lượng này sang mức năng lượng khác.

“Đề xuất này được hầu hết các nước phát triển ủng hộ, và rất có thể họ sẽ thông qua tại hội nghị của ITU vào giữa tháng này”, Dong Shaowu, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện khoa học Trung Quốc, nói.

Chuẩn thời gian TAI chính xác hơn có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích kỹ thuật cho một số nước, như định vị vệ tinh, kiểm soát không lưu, Dong giải thích.

“Nếu đề xuất này được thông qua thì nó cũng không ảnh hưởng tới đời sống xã hội trong ngắn hạn. Tuy nhiên, một vài ngành công nghiệp cần độ chính xác cao về thời gian sẽ bị ảnh hưởng”, Liu Changhong, kỹ sư cấp cao của Viện khoa học Trung Quốc, nói.

Quyết định sẽ được đưa ra tại Geneva sẽ là quyết định quan trọng nhất về thời gian kể từ năm 1961, khi thế giới chấp nhận khung giờ UTC dựa trên GMT (giờ trung bình tại Greenwich). Kể từ đó, thời gian được tính theo quỹ đạo ban ngày của trái đất quanh mặt trời. Tuy nhiên, trái đất đang quay với tốc độ chậm hơn do nhiều lý do, như lực tác động của thủy triều, tạo ra chênh lệch giữa chuẩn UTC và TAI.

Chính vì thế, một hiệp định sau đó được đưa ra để đồng bộ hóa hai chuẩn thời gian bằng cách thêm vào một “giây nhuận” bất cứ khi nào khoảng cách này lớn hơn 0,9 giây.

Từ năm 1972 đã có 34 lần điều chỉnh để đồng bộ hóa UTC và TAI, ông Liu cho biết.

Việc cho thêm một giây nhuận đòi hỏi nhiều công sức và có thể trở thành gánh nặng cho một vài nền công nghiệp, như định vị bằng vệ tinh. Đó là lý do chính khiến một số nước muốn sửa chuẩn thời gian. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng thế giới nên cực kỳ thận trọng khi đưa ra quyết định thay đổi chuẩn thời gian, vì điều này sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống và thói quen của tất cả mọi người.

Ví dụ, nhiều thiết bị điện tử được sử dụng hàng ngày sẽ cần được điều chỉnh nếu chuẩn thời gian mới được áp dụng.

Thay đổi này có thể không gây tác động tức thì tới cuộc sống của mọi người. Nhưng về lâu dài, có thể hàng nghìn năm sau, việc chuyển sang áp dụng TAI có thể dần dần gây ra khác biệt lớn giữa thời gian chính thức và thời gian trong nhận thức của mọi người do thay đổi tốc độ quay của trái đất.

Theo ông Dong, Trung Quốc và nhiều nước khác như Anh phản đối đề xuất.

“Tôi không nghĩ chúng ta nên loại bỏ chuẩn giờ hiện nay. UTC không cản trở nhiều cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhưng việc loại bỏ chuẩn giờ này để theo chuẩn giờ khác có thể gây ra những hệ quả không thể lường trước được đối với cuộc sống và thói quen của con người”, nhà khoa học Wang Tao ở Tập đoàn khoa học và công nghệ vũ trụ Trung Quốc, nói.

(Nguồn: Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FBI bẻ khóa thành công iPhone, sẵn sàng  (1/4/2016)
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày (8/3/2016)
Chủ tịch Đường sắt: ’Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ’ (19/2/2016)
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân (4/2/2016)
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk (30/1/2016)
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết (30/1/2016)
Quảng Ninh: 3 công nhân bị vùi lấp do sạt lở núi đá nghiêm trọng (30/1/2016)
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (30/1/2016)
Tuyết dày 20cm lần đầu xuất hiện tại Nghệ An (26/1/2016)
Khẩn trương điều tra vụ Trung tá CSGT hy sinh khi làm nhiệm vụ vùng băng tuyết (26/1/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Bác tin ’siêu núi lửa hủy diệt châu Âu’ (7/1/2012)
Dự báo sự kiện khoa học nổi bật năm 2012 (6/1/2012)
Những sự kiện thiên văn đáng xem năm 2012 (5/1/2012)
Xây đài thiên văn lớn nhất thế giới (4/1/2012)
Thành lập Hội đồng Khoa học của UBTV Quốc hội (4/1/2012)
Số lượng báo cáo về UFO tăng vọt (3/1/2012)
Chim rơi hàng loạt đêm giao thừa (3/1/2012)
Hàm lượng methanol 15% trong xăng là ’quá cao’ (3/1/2012)
Hợp tác năng lượng của Việt Nam với các nước (3/1/2012)
Khám phá chuyện thuận tay ở người (3/1/2012)
Trung Quốc mơ bay tới mặt trăng (31/12/2011)
Phát động giải báo chí khoa học công nghệ (31/12/2011)
Trao giải ”Quả cầu vàng” cho thanh niên giỏi khoa học (30/12/2011)
10 sự kiện môi trường Việt Nam nổi bật năm 2011 (30/12/2011)
Phát động giải báo chí khoa học công nghệ 2012 (30/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân
Chủ tịch Đường sắt: 'Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ'
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt