banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Sự kiện Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Cụ Rùa phải chờ nước hồ Gươm sạch lại
Sức khỏe Rùa tiến triển tốt và có thể trở về môi trường tự nhiên, nhưng nước hồ Gươm còn ô nhiễm. Mặt khác nếu nuôi nhốt cụ lâu trong bể để chờ cải tạo hồ xong, cụ sẽ mất kỹ năng sinh tồn của loài hoang dã.
Rùa hồ Gươm đang được bôi thuốc. Ảnh: Quang Bùi.
Rùa hồ Gươm đang được bôi thuốc. Ảnh: Quang Bùi.

Tiến sĩ Bùi Quang Tề, tổ trưởng tổ chẩn đoán và chữa trị Rùa hồ Gươm, cho biết rùa cần sống trong môi trường nước đủ sạch để làm thoáng lớp da mềm mỗi khi nó ẩn mình dưới đáy nước.

Nhưng kết quả phân tích mẫu nước hồ Gươm cho thấy trong hồ còn có nhiều vi khuẩn, nấm, sinh vật, tảo độc.

"Để cụ Rùa quay lại môi trường nước hồ Gươm trong khi việc làm sạch hồ chưa hoàn thành, tức là việc chạy chữa cho Rùa bấy lâu nay trở nên vô ích. Chúng tôi đã kiến nghị lên thành phố Hà Nội cần khẩn trương làm sạch nước hồ Gươm", tiến sĩ Tề nhấn mạnh.

Với tình trạng sức khỏe như cụ Rùa hiện nay, ông Tề cho rằng, chỉ cần hai đến ba tuần là có thể thả cụ ra. Thế nhưng nước hồ Gươm mới được cải tạo được một phần nhỏ diện tích, dự kiến hai đến ba tháng nữa mới hoàn tất công việc này.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thủy sản, ba tháng là khoảng thời gian dài và có thể gây tác động xấu đối với tập tính của động vật hoang dã.

Theo tiến sĩ Nguyễn Viết Vĩnh, thành viên hội đồng chữa trị, nếu để cụ Rùa laauu trong bể, cụ sẽ quen với điều kiện nuôi nhốt, được con người cho ăn, nguy cơ cụ bị thuần hóa rất lớn. "Do đó, hoàn thiện môi trường hồ Gươm là vấn đề mang tính tiên quyết trong lúc này", tiến sĩ Vĩnh nói.

"Dù sống trong bể điều dưỡng sạch sẽ, nhưng Rù vẫn thiếu các vi chất tự nhiên có trong bùn. Điều đó sẽ gây nguty cơ phát sinh bệnh mới hoặc Rùa bị sốc khi trở lại môi trường tự nhiên".

Một yếu tố nữa khiến các nhà khoa học lo ngại, là bể dưỡng thương Rùa làm bằng thép, trong khi mùa hè đang đến gần. "Nhiệt độ trong bể thép sẽ lên cao, gây nguy hiểm cho Rùa", ông Vĩnh dự đoán.

Nhóm chữa trị cho Rùa đã đề xuất làm máu che trên bể, tuy nhiên mái che cũng không thể đảm bảo độ mát cần thiết một khi nhiệt độ ngoài trời lên cao trong mùa hè.

Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, chủ tịch hội Động vật học cũng cho rằng không thể để Rùa sống lâu trên cạn. Ông đề nghị đẩy nhanh quá trình làm sạch môi trường nước hồ; làm sạch lớp bùn đọng hàng năm; và ngăn chặn đường nước thải vào hồ từ các nhà hàng xung quanh; tạo chỗ để Rùa bò lên nghỉ ngơi sưởi nắng.

Một vấn đề khác được các nhà khoa học quan tâm là nguồn thức ăn cho Rùa khi thả cụ về hồ. Theo ông Tề, nước hồ Gươm nên được làm sạch bằng các biện pháp sinh học để tạo điều kiện cho cá sinh sống, làm thức ăn cho Rùa.

"Trong đợt vây bắt hồi đầu tháng, thành viên đội lai dắt không thấy cá trong lưới, chứng tỏ môi trường hồ quá ô nhiễm, nguồn thức ăn cho Rùa rất thiếu", ông Tề nói. "Điều quan trọng khi trả Rùa về hồ là chúng ta cần đảm bảo nguồn thức ăn cho cụ".

(Nguồn: Theo Vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FBI bẻ khóa thành công iPhone, sẵn sàng  (1/4/2016)
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày (8/3/2016)
Chủ tịch Đường sắt: ’Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ’ (19/2/2016)
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân (4/2/2016)
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk (30/1/2016)
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết (30/1/2016)
Quảng Ninh: 3 công nhân bị vùi lấp do sạt lở núi đá nghiêm trọng (30/1/2016)
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (30/1/2016)
Tuyết dày 20cm lần đầu xuất hiện tại Nghệ An (26/1/2016)
Khẩn trương điều tra vụ Trung tá CSGT hy sinh khi làm nhiệm vụ vùng băng tuyết (26/1/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Chen chân thưởng thức món ăn Nhật (18/4/2011)
Obama thất vọng vì không được dùng điện thoại ’sành điệu’ (18/4/2011)
Công bố giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (18/4/2011)
Sau iPhone và iPad sẽ là sản phẩm iBoy (16/4/2011)
Google xây nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới  (16/4/2011)
Lộ “danh tính” hai điện thoại Windows Phones của Nokia (16/4/2011)
Firefox - những điều thú vị có thể bạn chưa biết (16/4/2011)
PC “so găng” tablet: Kẻ khóc, người cười (16/4/2011)
Laptop Toshiba R830, E300, L700 tới VN (15/4/2011)
Galaxy S II, Tab 10.1 đến Việt Nam (15/4/2011)
Những phát minh lớn trong lịch sử  (13/4/2011)
Biển cấm ôtô vừa cắm xong đã dỡ bỏ (12/4/2011)
Nổ thùng phuy hóa chất vì hút thuốc (12/4/2011)
Xe cứu thương đâm xe tải, 4 người chết (12/4/2011)
Đi chơi lễ Giỗ Tổ thời bão giá (12/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân
Chủ tịch Đường sắt: 'Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ'
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt