Đây là số tiền nằm trong dự án đầu tư trị giá 200 triệu bảng cho khoa học của chính phủ.
Tàu vũ trụ rada có thể nhìn thấy rõ bề
mặt của Trái đất trong mọi điều kiện thời tiết và ánh sáng, cho phép
chụp bất cứ nơi nào trên hành tinh trong suốt 24h.
Chi phí cho mỗi vệ tinh dưới 45 triệu bảng, SSTL hy vọng sẽ
nhận được nhiều đơn đặt hàng quốc tế (Ảnh: BBC)
Rada sẽ trở thành công cụ hữu ích nhất
để quan sát Trái đất vì khả năng nhận diện các đối tượng và sự kiện trên
mặt đất ngay khi bị che phủ bởi các đám mây dày.
Nhận được hỗ trợ từ chính phủ, hiện công
ty TNHH Công nghệ Vệ tinh Surrey (SSTL), công ty chuyên thiết kế tàu vũ
trụ nhỏ, và công ty mẹ Astrium chuyên thiết kế các vệ tinh lớn nhất
trong quỹ đạo, đã phát triển vệ tinh rada có tên NovaSar-S. Đây là loại vệ tinh tương đối nhỏ gọn, nặng chưa đến 400kg.
NovaSar-S sẽ sớm được phóng lên quỹ đạo.
Nếu thành công, thêm nhiều tàu vũ trụ kiểu này sẽ tiếp tục được khởi
hành và tạo ra một tập hợp vệ tinh rada. NovaSar-S tạo ra hình ảnh có độ
phân giải trung bình có nghĩa là hình ảnh trên mặt đất sẽ lớn hơn 6m để
có thể thấy rõ.
Vệ tinh rada sẽ đặc biệt hữu ích trong
việc giám sát tình trạng phá rừng, quản lý đất đai, lập bản đồ thiên
tai, thực thi luật pháp hàng hải, theo dõi lũ lụt…