banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Sâu bướm đang tiến hóa để đối phó với biến đổi khí hậu
(www.phatminh.com) Những con sâu bướm hiện đại đi ăn ở nhiệt độ cao hơn để phản ứng lại với biến đổi khí hậu.

Các con sâu bướm của hai loài bướm tại Colorado và California đã tiến hóa, để ăn một cách nhanh chóng hơn ở nhiệt độ cao hơn và ở một giải nhiệt độ rộng hơn so với 40 năm trước, điều đó cho thấy chúng đang tiến hóa một cách nhanh chóng để đối phó với một khí hậu nóng hơn và biến động hơn.

Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Joel Kingsolver tại UNC-Chapel Hill, trình bày một ví dụ hiếm thấy về tình trạng biến đổi khí hậu gần đây gây ảnh hưởng tới đặc điểm sinh lý, chẳng hạn như cơ thể đã điều chỉnh thói quen ăn uống như thế nào.

"Theo như chúng tôi biết, đây là trường hợp đầu tiên mà chúng tôi thấy những thay đổi trong đặc điểm sinh lý nhằm đáp ứng với biến đổi khí hậu gần đây", Kingsolver, Kenan giáo sư Sinh học tại trường Cao đẳng UNC của Nghệ thuật và Khoa học, tác giả của nghiên cứu trình bày trên tạp chí Functional Ecology nói.

Sâu bướm đang tiến hóa để đối phó với biến đổi khí hậu
Bướm Colias

Sâu bướm chỉ có thể ăn và phát triển khi trời không quá lạnh và cũng không quá nóng, Kingsolver giải thích. Nhưng khi nhiệt độ là lý tưởng, sâu bướm có thể ăn vô độ và có thể tăng thêm 20% trọng lượng cơ thể trong vòng một giờ.

Sự tăng trưởng đó xác định khả năng của chúng để tồn tại, là cách để chúng nhanh chóng trở thành bướm trưởng thành và sinh sản thành công.

Jessica Higgins, một nghiên cứu sinh trong phòng thí nghiệm của Kingsolver, làm việc với đồng nghiệp nghiên cứu sinh Heidi MacLean, Lauren Buckley, hiện đang học tại Đại học Washington, và Kingsolver so sánh sâu bướm hiện đại với tổ tiên của chúng cách đây 40 năm.

Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, hai loài có họ hàng với bướm Colias (bướm lưu huỳnh) đã thích nghi theo hai cách: chúng không chỉ mở rộng phạm vi nhiệt độ ăn lý tưởng mà còn chuyển nhiệt độ ăn tối ưu của chúng lên một mức cao hơn.

Trong nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu đã đánh giá sự thay đổi khí hậu ở hai vị trí nghiên cứu và sau đó, kiểm tra các biến đổi về tốc độ ăn của sâu bướm sử dụng các dữ liệu hiện tại và trước đây từ những năm 1970 được thu thập bởi các cố vấn tốt nghiệp Ward Watt của Kingsolver.

Mặc dù các nhà nghiên cứu phát hiện rất ít thay đổi về nhiệt độ không khí trung bình ở cả hai địa điểm nghiên cứu, họ nhận thấy rằng tần số nhiệt độ nóng – nhiệt độ vượt quá 82 độ F (tương ứng với khoảng 27,8 độ C) – đã tăng lên gấp đôi ở Colorado và tăng gấp 4 ở California trong 40 năm qua.

Để đáp ứng với những biến động nhiệt độ, sâu bướm ở Colorado đã ăn nhanh hơn ở mức nhiệt độ cao hơn so với những con sâu bướm so sánh trong năm 1970. Ở California, sâu bướm hiện đại ăn nhanh hơn ở cả nhiệt độ cao hơn và thấp hơn so với tổ tiên của chúng, nhưng nhiệt độ ăn tối ưu của chúng không thay đổi.

"Hai loài sâu bướm thích nghi với hiện trạng tăng tần số của nhiệt độ cao 40 năm qua theo hai cách khác nhau, nhưng cả hai cách này đều phù hợp hơn so với tổ tiên của chúng để phát triển mạnh trong một khí hậu nóng hơn, biến động nhiều hơn", Higgins nói. "Khí hậu của chúng ta đang thay đổi. Sinh lý nhiệt của các loài này cũng đang thay đổi”.

(Nguồn: khoahoc.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tần ô trị ho, giảm huyết áp (27/12/2013)
Mì tôm đang đầu độc cả thế hệ sinh viên (27/12/2013)
Phát hiện loài kẹp kìm mới ở Lâm Đồng (25/12/2013)
Công nghệ có thể ảnh hưởng đến trí não như thế nào? (25/12/2013)
Những phát hiện mới về động vật trong năm 2013 (25/12/2013)
Trung tâm nghiên cứu đậu nành đầu tiên tại Việt Nam (24/12/2013)
Giải mã cơn sốt ’thánh dược’ bọ cạp xanh chữa ung thư (22/12/2013)
Hơn 800 sinh vật đang bị đe dọa (22/12/2013)
Noel sớm của các bệnh nhi ung thư máu  (22/12/2013)
7 bài thuốc trị hôi nách cực hiệu quả  (22/12/2013)
Giảm đột quỵ và tim mạch nhờ ăn táo  (22/12/2013)
Thực đơn ngày Tết có thể gây rối đường ruột (21/12/2013)
Sốc vì mổ đẻ không thấy thai trong bụng bầu 41 tuần (21/12/2013)
Ca tử vong đầu tiên do cúm H10N8 (21/12/2013)
Những tác nhân khiến bạn tổn thọ (21/12/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
8 thực phẩm dần phá hoại não
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt