banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Việt Nam và Bỉ đàm phán về vệ tinh viễn thám thứ hai
(www.phatminh.com) Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa có buổi đám phàn với đối tác Bỉ về việc thiết kế, chế tạo và phóng vệ tinh thứ hai giúp giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai.
VNREDSat-1 được phóng vào vũ trụ ngày 7/5/2013. Ảnh: Vast.ac
VNREDSat-1 vào vũ trụ ngày 7/5/2013. Ảnh: Vast.ac.

VNREDSat-1B sẽ là vệ tinh viễn thám tiếp theo Việt Nam sẽ đưa vào vũ trụ với sự hợp tác của Bỉ.

Từ ngày 27 đến 31/5, Ban quản lý dự án vệ tinh nhỏ, thuộc Viện Công nghệ Vũ trụ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã đàm phán hợp đồng vòng 1 với Liên danh Công ty cổ phần Spacebel+AMOS và nhà thầu phụ QinetiQ - Vương Quốc Bỉ, gọi tắt là Liên danh Bỉ, cho "Gói thầu số 01 - Thiết kế, chế tạo, phóng vệ tinh".

Gói thầu này thuộc Dự án "Vệ tinh nhỏ Việt Nam thứ hai giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai - VNREDSat-1B".

Theo VAST, tại buổi đàm phán, Việt Nam và Bỉ đã thương thảo nhằm đạt tới sự thống nhất về mục tiêu, phạm vi hợp đồng, hình thức hợp đồng, các yêu cầu công việc, tổ chức thực hiện hợp đồng, tiến độ thực hiện. Đồng thời, hai bên cũng bàn bạc các vấn đề về phóng và bảo hiểm phóng, hỗ trợ kỹ thuật sau khi bàn giao, đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Ông Bùi Trọng Tuyên, trưởng ban quản lý dự án vệ tinh nhỏ, cho biết, buổi đàm phán đầu tiên mang ý nghĩa quan trọng bước đầu trong việc hợp tác thực hiện thầu gói thầu số 1 - thiết kế, chế tạo, phóng vệ tinh nhỏ VNREDSat-1B.

Vệ tinh VNREDSat-1B sẽ cung cấp các dữ liệu siêu phổ nhằm bổ trợ về thông tin phổ cho các dữ liệu ảnh viễn thám của vệ tinh VNREDSat-1. Từ đó, vệ tinh thứ hai sẽ giúp Việt Nam có hệ thống cơ sở dữ liệu viễn thám độ phân giải cao, nhằm giám sát nguồn tài nguyên, thiên tai, cải thiện quản lý lãnh thổ.

Ảnh siêu phổ có ưu điểm lợi vượt trội so với ảnh đa phổ là dễ dàng cho phép phân biệt các đối tượng khác nhau trong một vùng.

VNREDSat-1B có khối lượng khoảng 130 kg, kích thước 865x679x654 mm. Vệ tinh có nguồn gốc từ nhóm các vệ tinh PROBA (Project for On-BoardAutonomy) của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA). Vệ tinh thứ hai không nhằm thay thế trực tiếp cho vệ tinh thứ nhất trong việc cung cấp ảnh viễn thám đa phổ độ phân giải cao.

Theo kế hoạch vệ tinh thứ hai của Việt Nam sẽ vào vũ trụ năm 2017. Trong thông cáo báo chí của Bỉ phát ra tháng trước có đoạn: "Bỉ tự hào về những thành tựu công nghệ vũ trụ đã đạt được và góp phần tích cực vào chương trình vũ trụ châu Âu. Bỉ cũng vui mừng được đóng góp vào chương trình vũ trụ của Việt Nam".

Tháng trước, vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam vào vũ trụ thành công bằng tên lửa đẩy VEGA từ bãi phóng Kourou, Guyana thuộc Pháp. Đến nay, vệ tinh thứ nhất của Việt Nam đã hoạt động ổn định trong quỹ đạo, truyền về trạm mặt đất những bức ảnh rõ nét về Việt Nam và một số khu vực trên thế giới.

(Nguồn: vnExpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Đau đầu chuyện an ninh vệ tinh (31/5/2013)
Lần đầu tiên xác định cấu trúc 3D của tinh vân (30/5/2013)
Phi hành đoàn mới lên ISS (30/5/2013)
NASA cho người sống thử trên... ”sao Hỏa” (30/5/2013)
Tàu vũ trụ Bion-M mang về nhiều dữ liệu quan trọng (21/5/2013)
Nga đề xuất bắn rơi tiểu hành tinh có tên 1999 RQ36 (21/5/2013)
Phát hiện vành đai bụi ở tinh vân Orion (21/5/2013)
Những bức ảnh của vệ tinh viễn thám Việt Nam (20/5/2013)
Thiên thạch khổng lồ sắp bay qua trái đất (20/5/2013)
Sao Hỏa bị ”tấn công” hơn 200 lần trong một năm (17/5/2013)
Sẽ có máy “đọc” giấc mơ (16/5/2013)
Phát hiện ngoại hành tinh dựa vào thuyết tương đối (16/5/2013)
VNREDSat-1 có thể chụp ảnh bất cứ vị trí nào trên Trái Đất (16/5/2013)
Xuất hiện vết lóa mặt trời cấp mạnh nhất (15/5/2013)
Bụi trên sao Hỏa rất có hại với con người (15/5/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phát hiện siêu hố đen song sinh hiếm gặp
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt