Cơn mưa sao băng này xuất phát từ sao chổi 209P/LINEAR. Khi Trái đất đi ngang qua sao chổi, Trái đất sẽ hứng nhiều tàn dư từ các mảnh vỡ của đuôi sao chổi này. Kết quả là, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng rất nhiều sao băng sáng, với mật độ dày đặc. Các tàn dư để lại trên quỹ đạo của sao chổi 209P/LINEAR rơi vào bầu khí quyển Trái đất, tạo nên một trận mưa sao băng
Khu vực phía Bắc Mỹ và Nam Canada cũng như các nước châu Âu sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng này một cách rõ nét nhất. Khu vực cao điểm sẽ hứng tàn dư của sao chổi để lại đêm 23/05/2014. Miền Nam Canada và Mỹ được cho là vị trí tốt nhất để xem mưa sao băng
Lúc này, hành tinh của chúng ta như di chuyển vào trong một cơn bão tuyết của băng và đá khối, nó sẽ đốt cháy khí quyển và cung cấp những vệt sáng. Theo các chuyên gia thiên văn học, với quỹ đạo hiện tại của sao chổi 209P/LINEAR, tất cả phần tàn dư được đẩy ra giữa năm 1803 và 1924 đều rơi vào đường đi của Trái đất trong đầu tháng 5/2014. Kết quả là, hai tuần sau đó - vào ngày 23, 24/5 các tàn dư để lại trên quỹ đạo này sẽ rơi vào bầu khí quyển Trái đất, tạo nên một trận mưa sao băng. Nhà nghiên cứu Jane Houston thuộc Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA ở Pasadena, California cho biết: "Do hiện nay sao chổi sản sinh lượng bụi khá yếu nên tần suất có thể thấp hơn nhiều so với dự đoán 1.000 sao băng mỗi giờ. Dù không phải là một cơn bão sao băng thật sự nhưng đây cũng là một trận sao băng lớn, đủ để không khiến người xem thất vọng".
Nhà nghiên cứu thiên văn học Gemma Lavender đến từ Space chia sẻ: "Các chuyên gia thiên thạch đã dự đoán cơn mưa sao băng này là "cơn bão sao băng" tuy nhiên, theo các tính toán gần đây, ý tưởng về hiện tượng mà người xem có thể quan sát với mật độ 1.000 sao băng mỗi giờ có thể bị suy giảm. Các nhà thiên văn học vẫn sẽ nghiên cứu về tàn dư để lại của sao chổi 209P/LINEAR để đưa ra được dự đoán chính xác nhất". Sao chổi 209P/LINEAR lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 2/2004 nhưng đây là lần gặp gỡ đầu tiên của nó với Trái đất. Quỹ đạo của sao chổi 209P/LINEAR mang nó đến gần Mặt trời sau mỗi chu kỳ là 5,09 năm. |