banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Không gian hỗn loạn quanh trái đất
(www.phatminh.com) NASA vừa công bố một hình ảnh ngoạn mục, cho thấy “bong bóng” từ bảo vệ trái đất trước sự tấn công của các hạt điện tích phóng ra từ mặt trời và vũ trụ.


Khi nghiên cứu dữ liệu thu thập từ phi thuyền WIND của NASA, các nhà khoa học đã tạo được một ảnh chụp chi tiết hơn về cách các hạt điện tích chảy tràn từ hướng mặt trời và va đập lên một “bong bóng” bảo vệ trái đất. Trong bức ảnh, có thể thấy rõ một hệ thống phức tạp của các hạt điện tích phóng ra từ mặt trời và các cấu trúc từ đang chồng lên ở phía trước trái đất. Khi đó, địa cầu chỉ là một đốm nhỏ được bao quanh bởi “bong bóng” từ khổng lồ lơ lửng trong không gian, trong lúc cả hệ mặt trời đang lao về phía trước theo quy luật vũ trụ giãn nở. Khác xa với khung cảnh bình lặng thường nhật của một quả cầu màu xanh trong hệ mặt trời, hình ảnh ấn tượng đó đã minh họa vận tốc và năng lượng của từ quyển gói gọn trái đất khi nó di chuyển xung quanh quỹ đạo với mặt trời.

Toàn cảnh không gian hỗn loạn quanh trái đất
Toàn cảnh không gian hỗn loạn quanh trái đất - (Ảnh: NASA)

Theo Space.com, các chuyên gia NASA đã bắt tay vào phân tích dữ liệu của WIND, phi thuyền từng đi xuyên qua khu vực này ở biên giới của từ quyển tổng cộng 17 lần từ năm 1998 đến 2002. Họ hy vọng sẽ phát hiện thêm nhiều thông tin về sự thay đổi dữ dội của điều kiện môi trường bên trong hệ thống phức tạp, hỗn loạn gọi là “tiền chấn. Trong lúc cả hệ thống từ quyển di chuyển xuyên không gian, nó tạo ra một đường vòng cung thẳng đứng, hay còn gọi là đường sốc vòng cung, giống như tình trạng sóng trước một con tàu đang di chuyển. Phần tiền chấn nằm ngay trước đường sốc vòng cung.

Trạng thái của tiền chấn thay đổi nhằm phản ứng trước những hạt điện tích phóng từ mặt trời, di chuyển các từ trường và tạo ra những cơn sóng quét dọc theo khu vực. Lynn Wilson, Phó dự án WIND tại Trung tâm bay không gian Goddard ở Greenbelt, Maryland, giải thích việc nghiên cứu khu vực xung quanh những sóng xung kích hỗn loạn này có thể giúp các chuyên gia thiết lập cơ chế dự đoán thời tiết không gian. David Sibeck, đồng tác giả cuộc nghiên cứu, bổ sung rằng số phận của từ trường trái đất phụ thuộc vào điều gì sẽ diễn ra phía trước đường sốc vòng cung. Nó sẽ ảnh hưởng đến số năng lượng sẽ di chuyển vào bên trong từ quyển. Một khi đã vào trong, các hạt điện tích có thể tạo ra các trận bão từ mạnh khủng khiếp và ảnh hưởng đến hệ thống vệ tinh liên lạc và GPS mà chúng ta phụ thuộc mỗi ngày.

Theo NASA, càng hiểu hơn về khu vực hỗn loạn phía trước trái đất, giới chuyên gia càng hiểu thêm sự phản ứng của gió mặt trời và những vật liệu khác được tống ra từ ngôi sao trung tâm, cũng như toàn bộ năng lượng trong vũ trụ, có thể xâm nhập vào không gian cận trái đất.


(Nguồn: Thanh Niên )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Việt Nam sắp quan sát được nguyệt thực một phần (26/4/2013)
Ông hoàng vật lý Hawking nói về vật chất tối (24/4/2013)
Trái đất trải qua thời kỳ nóng nhất trong 1.400 năm (24/4/2013)
Ông hoàng vật lý Hawking nói về vật chất tối (23/4/2013)
Thành công mới trong khai thác vũ trụ chiến lược Mỹ (23/4/2013)
Kính Hubble ’phát hiện’ tinh vân đẹp như tranh vẽ (23/4/2013)
Kỷ lục mới về đi bộ ngoài không gian (23/4/2013)
Phát hiện cặp hành tinh giống Trái đất nhất (23/4/2013)
Đã phát hiện ra hai hành tinh có khả năng có sự sống? (22/4/2013)
Trái đất từng hứng bụi siêu tân tinh (22/4/2013)
Giả thuyết về “thế giới gương” (22/4/2013)
Nga phóng thành công vệ tinh viễn thông Anik G1 (18/4/2013)
Đối mặt tử thần, nhiều người vẫn muốn lên sao Hỏa (18/4/2013)
Mỹ trưng bày mảnh vỡ thiên thạch Nga (15/4/2013)
Người Mỹ chưa muốn trở lại mặt trăng (12/4/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phát hiện siêu hố đen song sinh hiếm gặp
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt