banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Dự báo thời tiết qua hình dáng... Mặt trời
(phatminh.com) Những vết đen trên Mặt trời là nguồn gốc của những chớp lóe, có ảnh hưởng lớn lên những quá trình dưới Trái đất. Nhưng tiếc rằng những quan sát ấy chỉ cho phép người ta dự đoán thời tiết trên Trái đất sớm được có vài giờ.

Gần đây, một nhóm các nhà vật lý thuộc ĐH Stanford (Hoa Kỳ) cho biết họ đã tìm ra được phương pháp phát hiện các vết đen khi chúng chưa xuất hiện từ đó có thể dự báo sớm hơn các hiện tượng thời tiết trên Trái đất.

Các vết đen trên Mặt trời là những điểm mà nhiệt độ bị giảm xuống từ 1.500 đến 2.000 độ C. Có thể quan sát thấy vết này bằng các dụng cụ quang học, đôi khi bằng mắt thường.

Từ 800 năm trước người Trung Quốc đã biết đến các vết đen trên Mặt trời và ở phương Tây, các nhà chiêm tinh đã ghi chép cẩn thận từ năm 1128. Từ năm 1610, Mặt trời đã được Galilée và Sheiner theo dõi bằng kính viễn vọng.

Nếu Sheiner coi “vết đen” là bóng của một hành tinh nào đó đi ngang qua, thì Galilée là người đầu tiên đề xuất vết đen là một phần của chính Mặt trời. Nhờ vào quan sát này mà ông đã phát hiện ra sự quay của các hành tinh xung quanh nó.

Những quan sát tiếp theo vào thế kỷ XIX đã cho phép xác định được tính chu kỳ của các hoạt động của Mặt trời (trung bình chúng kéo dài 1 năm). Vào năm 1845, D. Henry và C. Alexander, trường ĐH Princeton nhận thấy rằng các vết đen trên Mặt trời phát ra ít tia bức xạ hơn so với các vùng xung quanh.

Đến thế kỷ XX người ta mới biết bản chất vật lý của nó. Đó là những kích thích từ, ngăn cản sự đối lưu tự do của plasma, gây ra sự trao đổi nhiệt. Số lượng và kích thước vết đen là một chỉ số rõ ràng để xác định hoạt tính từ của Mặt trời. Thời gian tồn tại các vết đen này là vài tháng.

Chính vết đen gây ra những vụ chớp trên Mặt trời, tuy chỉ diễn ra trong vài phút nhưng đổ xuống Trái đất một năng lượng rất lớn (tương đương vài megaton chất nổ trotyl). Dòng bức xạ và các hạt mang điện tốc độ cao phát tán vào vũ trụ, xuống tới Trái đất sẽ gây ra hiện tượng cực quang, các dụng cụ điện và thiết bị điện tử sẽ bị hư hỏng, kể cả những vệ tinh trên quỹ đạo và tác động đến cả người và động vật.

Như vậy, nếu dự đoán được các vết đen trên Mặt trời trước vài ngày thì sẽ giúp những người trên Trái đất đề phòng và vô hiệu hóa được tác động của các tia chớp mặt trời, giảm nhẹ được thiệt hại. Chẳng hạn tắt những thiết bị nhạy cảm đang hoạt động, ngừng một số dây chuyền sản xuất bị ảnh hưởng, người không ra khỏi nhà, có biện pháp bảo vệ các bệnh nhân tim mạch… Song tiếc rằng hiện nay chúng ta mới chỉ biết các vụ chớp trên mặt trời vài ngày trước khi diễn ra.

Theo các nhà khoa học trường Đại học Stanford, có thể phát hiện những vết đen trên Mặt trời sớm hơn nhờ phương pháp sóng âm, tựa như phương pháp địa chấn cho phép nghiên cứu chuyển động của các lớp đất đá thông qua việc quan sát sóng địa chấn. Phương pháp sóng âm cũng tựa như vậy, quan sát dòng chảy rối của plasma, có thể “nhìn” vào chiều sâu của các ngôi sao, mà ở đây là Mặt trời.

Theo các nhà nghiên cứu, các vết đen có kích thước đủ lớn sẽ làm sóng âm nhanh lên 12-16 giây. Tính toán cho thấy, phương pháp này cho phép phát hiện những vết đen trên Mặt trời ở chiều sâu tới 60.000km. Điều này có nghĩa là có thể phát hiện ra được các vết đen vài ngày trước khi có thể quan sát được chúng một cách rõ ràng.

Ngày nay, những vệ tinh thăm dò SOHO và SDO thường xuyên ghi nhận các hoạt động âm thanh và gửi về Trái đất. Vì vậy trong thời gian vừa qua, các nhà khoa học đã dự đoán được sự xuất hiện của năm vết đen trên Mặt trời, mà hai trong số đó là nguyên nhân của những tia chớp trên Mặt trời.

(Nguồn: Vietnamnet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Vệ tinh Đức có thể rơi xuống Việt Nam? (22/10/2011)
Mưa sao băng xuất hiện cuối tuần này (22/10/2011)
Lần đầu tiên chụp được ảnh hành tinh đang hình thành (21/10/2011)
Số phận bi thảm của ”sát thủ” Trái đất (20/10/2011)
Công bố thế hệ siêu tên lửa mới nhất  (20/10/2011)
Bản đồ Trái đất mới (20/10/2011)
Tìm hiểu bí mật hình thành sao Thủy (20/10/2011)
Đài thiên văn Mỹ tìm tên mới (18/10/2011)
NASA sắp phóng vệ tinh quan sát trái đất thế hệ mới (18/10/2011)
Nhà máy quang năng hoạt động suốt ngày đêm (17/10/2011)
Nguyên nhân của vụ nổ thiên thạch Scheila (17/10/2011)
“Cặp song sinh” trên mặt trăng của NASA (14/10/2011)
Mỹ chế tạo tên lửa mạnh nhất thế giới (13/10/2011)
Gian nan du hành đến các vì sao (13/10/2011)
Những vụ nổ trong vũ trụ hủy diệt cuộc sống trên Trái Đất (13/10/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt