banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Đài thiên văn vô dụng vì ô nhiễm ánh sáng
(www.phatminh.com) Người dân và các nhà khoa học không thể sử dụng đài thiên văn cổ nhất của Trung Quốc vào ban đêm do tình trạng ô nhiễm ánh sáng ngày càng trở nên nghiêm trọng.



Đài thiên văn Tử Kim Sơn trên núi Tử Kim Sơn, huyện Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Đài thiên văn Tử Kim Sơn trên núi Tử Kim Sơn, huyện Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh:Tân Hoa Xã.

Đài thiên văn Tử Kim Sơn tọa lạc trên núi Tử Kim Sơn ở ngoại ô thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, là đài thiên văn có tuổi đời lớn nhất tại nước này.

Hôm 26/3, các nhà khoa học của đài thiên văn Tử Kim Sơn thông báo rằng, từ lâu họ đã không thể quan sát các ngôi sao bằng kính thiên văn của đài vào buổi tối do ảnh hưởng của ánh sáng đô thị từ mặt đất. Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng có thể là một nguyên nhân khiến ánh sáng từ các ngôi sao không thể tới kính thiên văn của đài vào ban đêm, Tân Hoa Xã đưa tin.

"Tình trạng ô nhiễm môi trường khiến các nhà khoa học không thể sử dụng đài thiên văn Tử Kim Sơn để quan sát các ngôi sao từ thập niên 80. Người quan sát không thể thấy dải Ngân Hà hay sao Hôm, chứ chưa nói gì tới nghiên cứu vũ trụ", Zhang Yang, một nhân viên làm việc tại đài, phát biểu.

Zhang nói thêm rằng những đài quan sát vũ trụ ở các vùng đô thị khác - như đài thiên văn Thượng Hải hay đài thiên văn quốc gia, đều đối mặt với tình trạng tương tự.

Giới chức đã bắt đầu tìm kiếm những địa điểm mới để di dời đài thiên văn Tử Kim Sơn từ năm 1999. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại họ sẽ vẫn không thể quan sát vũ trụ ngay cả khi đài thiên văn được chuyển tới vị trí mới.

"Vào năm 2006, chúng tôi bắt đầu quan sát từ một địa điểm ở thành phố Hu Dị, tỉnh Giang Tô. Nhưng chỉ sau 5 năm, tình trạng ô nhiễm đã tác động xấu tới hoạt động quan sát của chúng tôi", Wang Sichao, một nhà nghiên cứu của đài thiên văn Tử Kim Sơn, kể.

Wang nói rằng tình trạng đô thị hóa quá nhanh của thành phố Hu Dị khiến bầu trời trở nên sáng rực vào ban đêm - một yếu tố bất lợi đối với hoạt động quan sát vũ trụ.

"Có lẽ chúng tôi sẽ phải rời khỏi địa điểm tại Hu Dị trong vòng chưa tới 20 năm nữa. Một địa điểm lý tưởng phải là nơi mà chúng tôi có thể quan sát bầu trời trong 50 năm", Wang nói.


(Nguồn: vnexpress.net )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Đã rõ nguyên nhân Trái đất liên tiếp chịu thảm họa thiên thạch (27/3/2013)
Sốc: Bất ngờ tìm thấy nước trong vũ trụ (26/3/2013)
Trục vớt động cơ tàu Apollo đưa người lên Mặt trăng (26/3/2013)
Địa ngục” không ánh sáng suốt... 2 tỷ năm trên Mặt trăng (26/3/2013)
Hố đen siêu lớn quay nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng (25/3/2013)
NASA thừa nhận bất lực trước thiên thạch (24/3/2013)
NASA vẫn chưa xác nhận khả năng tàu Voyager-1 ra khỏi hệ Mặt Trời (23/3/2013)
Xác định vũ trụ ”già” hơn 80 triệu năm tuổi (22/3/2013)
Rác vũ trụ ngày càng nguy hiểm (17/3/2013)
TESTING (16/3/2013)
Phát hiện hóa thạch giống tảo trong thiên thạch (14/3/2013)
Nga có thể dùng đạn hạt nhân đối phó thiên thạch (14/3/2013)
Tìm thấy nguyên tố của sự sống trên sao Hỏa (14/3/2013)
Sao còn già hơn vũ trụ (12/3/2013)
Trái đất ”bận rộn” đón tiểu hành tinh (11/3/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phát hiện siêu hố đen song sinh hiếm gặp
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt