banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Ấn Độ phóng thành công vệ tinh RISAT-1
(phatminh.com) Sáng 26/4 các nhà khoa học Ấn Độ đã phóng thành công vệ tinh chụp hình ảnh bằng radar đầu tiên do chính nước này sản xuất (Radar Imaging Satellite - RISAT-1).

RISAT-1 có trọng lượng 1.858kg, là vệ tinh cảm biến vi sóng có điều khiển từ xa, được phóng lên quỹ đạo từ một bệ phóng vệ tinh địa cực (PSLV) lúc 5 giờ 47 sáng 26/4 (giờ địa phương) tại đảo Sriharikota, ngoài khơi bang Andhra Pradesh miền Nam nước này.

Đây là lần thứ 20 Ấn Độ phóng vệ tinh thành công; RISAT-1 là vệ tinh nặng nhất được phóng lên từ PSLV do Tổ chức nghiên cứu khoảng không vũ trụ Ấn Độ (ISRO) sản xuất sau gần 10 năm nghiên cứu.

Vệ tinh Risat-1
Vệ tinh Risat-1

Cho đến nay, Ấn Độ phụ thuộc vào các hình ảnh do vệ tinh của Canada cung cấp, bởi những vệ tinh hiện có của Ấn Độ được sản xuất trong nước không chụp được hình ảnh của Trái Đất trong điều kiện thời tiết nhiều mây.

Tháng 4/2009, Ấn Độ đã phóng thành công một vệ tinh ghi hình ảnh bằng radar (RISAT-2) có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, song vệ tinh này mua từ Israel với giá 110 triệu USD, chủ yếu phục vụ mục đích quan sát.

Tuy nhiên, với RISAT-1, nước này sẽ có khả năng thu thập hình ảnh từ Trái Đất trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả những lúc sương mù dày đặc, bất kể ngày hay đêm.

Ứng dụng chủ yếu của RISAT-1 là theo dõi mùa màng, giúp ước tính sản lượng thu hoạch ngũ cốc, đồng thời theo dõi tình hình thiên tai như bão lũ. Vệ tinh có thể gửi về trung tâm những hình ảnh chính xác về khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ cũng như mực nước lụt.

Bên cạnh việc đó, RISAT-1 cũng có thể được sử dụng để “canh gác” 24/24 giờ các khu vực biên giới Ấn Độ. Tuy nhiên, các quan chức ISRO khẳng định RISAT-1 sẽ không được sử dụng cho mục đích quốc phòng vì RISAT-2 đã làm nhiệm vụ này.

Sáng cùng ngày, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã chúc mừng các nhà khoa học ISRO về thành công của việc phóng vệ tinh RISAT-1. Ông nhấn mạnh đây là một dấu mốc quan trọng trong chương trình vũ trụ của Ấn Độ và tin tưởng rằng RISAT-1 sẽ đóng góp quan trọng cho khả năng về vệ tinh cảm biến từ xa của Ấn Độ.

(Nguồn: khoahoc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
”Bông hoa xanh” khổng lồ trong vũ trụ (26/4/2012)
Tiểu hành tinh nổ tung trên bầu trời California (26/4/2012)
Sáng kiến mới giúp dự báo động đất chính xác hơn  (26/4/2012)
Chụp được ảnh vệ tinh lớn nhất thế giới mất tích (24/4/2012)
Từ trường Mặt Trời sẽ phân đa cực vào tháng Năm (23/4/2012)
Tàu vũ trụ Progress kết nối với ISS (23/4/2012)
Khai thác mỏ từ tiểu hành tinh (23/4/2012)
Các nhà khoa học chứng minh sự tồn tại của hố đen tại trung tâm ngân hà (20/4/2012)
Sự sống di cư từ trái đất (19/4/2012)
Hình ảnh dữ dội của bão mặt trời (19/4/2012)
”Sao” cũng chơi bóng rổ (19/4/2012)
Cực quang trên sao Thiên Vương (19/4/2012)
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ? (18/4/2012)
Nga sẵn sàng cho cuộc đua Google Lunar X-Prize (17/4/2012)
Tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên lên ISS (16/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt