banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Liên Hợp Quốc kêu gọi thế giới cứu ong
Cơ quan Môi trường Liên Hợp Quốc cảnh báo số lượng ong trên toàn thế giới đang giảm với tốc độ đáng báo động, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cứu các loài ong bởi chúng rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất lương thực.
Số lượng ong tại nhiều vùng ở bán cầu bắc giảm tới 85% trong vài năm qua. Ảnh: thinkquest.org.
Số lượng ong tại nhiều vùng ở bán cầu bắc giảm tới 85% trong vài năm qua. Ảnh: thinkquest.org.

Một báo cáo của Cơ quan Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho thấy số lượng các loài ong đang giảm nhanh bởi sự tấn công của các loài côn trùng có hại và ô nhiễm môi trường. Ở nhiều nơi thuộc bán cầu bắc, số lượng ong giảm tới 85% bởi hàng loạt yếu tố - như tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan, sự tấn công của một loại ký sinh trùng chỉ bé bằng đầu kim, quản lý kém ở nông thôn, sự suy giảm của các loài thực vật có hoa và số người làm nghề nuôi ong, AFP cho hay.

"100 loại cây lương thực trên thế giới cung cấp tới 90% sản lượng lương thực cho thế giới. Hơn 70 trong số 100 loài cây đó được thụ phấn bởi ong", Achim Steiner, giám đốc UNEP, phát biểu.

Các loài động vật thụ phấn, trong đó có ong, đóng góp cho nền kinh tế thế giới 212 tỷ USD, hay 9,5% tổng giá trị lương thực mà loài người sản xuất, mỗi năm.

Peter Neumann, một nhà khoa học làm việc cho Liên Hợp Quốc, nói rằng trong mấy năm gần đây số lượng tổ ong mật giảm 10 tới 30% tại châu Âu, 30% tại Mỹ và tới 85% tại Trung Đông.

Giới khoa học vẫn chưa định lượng được tác động của tình trạng suy giảm ong đối với mùa màng. Dẫn một nghiên cứu tại Anh, UNEP cho rằng chỉ riêng những con ong mật mà con người nuôi đã tạo ra sản lượng lương thực trị giá từ 22,8 tới 57 tỷ euro mỗi năm. Sản lượng một số loại trái cây và hạt sẽ giảm tới 90% nếu không có ong.


(Nguồn: Việt Linh )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tìm ra bí mật của gà cổ rắn (13/4/2011)
Thi vẽ tranh bảo vệ tê giác một sừng  (13/4/2011)
TESTING (13/4/2011)
Cuộc chiến giữa cá mập và cá rồng (13/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Mực khổng lồ dài 4 mét
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt