Các
nhà khoa học Trung Quốc cho biết những con gấu trúc cổ đại là loài ăn
thịt tàn bạo. Theo nhà cổ sinh vật học Trung Quốc Huang Wanbo: “400.000 năm trước, ở đây có nhiều gấu trúc hơn người”.
Các nhà khoa học giải thích rằng chính
con người khiến gấu trúc thay đổi tập quán ăn thịt. Khi con người ngày
càng đông lên, gấu trúc bị đẩy lên sống ở những vùng cao hơn. Chúng buộc
phải ăn tre để tránh cạnh tranh thức ăn với các loài ăn thịt khác.
Tuy nhiên, cho tới nay, gấu trúc vẫn còn
giữ lại các đặc tính của loài động vật ăn thịt. Ruột của động vật ăn
thực vật thường dài hơn để hỗ trợ tiêu hóa chất xơ, nhưng gấu trúc thì
không.
Thêm vào đó, khi các nhà khoa học tiến
hành sắp xếp bộ gene của gấu trúc, họ phát hiện ra rằng loại động vật
này thiếu các gene mã hóa cho các loại enzyme phân hủy cellulose - chất
xơ trong tre và các loại cỏ khác.
Nhà nghiên cứu Fuwen Wei tại Viện Động
vật học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc tại Bắc Kinh đã phát hiện ra
rằng sở dĩ gấu trúc có thể tiêu hóa được tre là bởi trong ruột của gấu
trúc chứa vi khuẩn tương tự như vi khuẩn trong đường ruột của các động
vật ăn cỏ.
13 loại vi khuẩn được xác định là từ họ vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose, trong đó 7 loại chỉ có ở gấu trúc.
Tuy nhiên, gấu trúc cũng không thể lấy
đủ năng lượng từ tre. Một con gấu trúc chỉ có thể tiêu hóa được 17% từ 9
- 14kg thức ăn mà chúng ăn hàng ngày. Vì vậy chúng chọn lối sống chậm
chạp để tiết kiệm năng lượng.