banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Nghĩ mãi - tại sao Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Thật hay giả: Biến màu cho hoa hồng!
(phatminh.com) Một số người trồng hoa cho biết, có thể làm ra loại hoa hồng với màu sắc mà mình muốn. Tuy nhiên, theo một số chuyên viên, đây chỉ là xảo thuật nhuộm màu hoa...
Ông Nguyễn Công Hóa, một nông dân trồng hoa ở 85B Vạn Thành, phường 5, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng cho biết, có thể tạo màu hoa hồng tùy sở thích (tối đa bảy màu trên một cành hoa). Ông phải mất hơn hai năm thử nghiệm mới có được công thức để biến đổi màu hoa hồng sau khi cắt cành.

Nhuộm màu hoa hồng

Theo ông Hóa, các bước biến đổi màu hoa được thực hiện khá công phu. Ngày đầu tiên, cho hóa chất vào đoạn cành có hoa sẽ cắt (khoảng 50cm gần hoa) để làm mất màu thật của hoa. Ngày thứ hai, thêm chất dinh dưỡng cho cành hoa. Ngày thứ ba, cắt cành hoa đưa vào phòng thí nghiệm và đưa thêm loại hóa chất tạo màu mới cho hoa. Đây là khâu quyết định để hoa có màu gì, và hoa có bao nhiêu màu. Sau đó, đưa hoa vào phòng lạnh với nhiệt độ thích hợp để hoa tươi, ổn định sắc tố mới đưa vào, màu lan tỏa đều khắp cánh hoa. Cuối cùng, lấy hoa ra cắm vào bình với nước đã được thêm hóa chất bảo quản.


Hoa hồng biến đổi màu được trưng bày tại Festival Hoa Đà Lạt (Ảnh: Nguyễn Hữu)

Hoa được biến đổi màu theo cách này có tuổi thọ cắm (chưng) được từ 7-10 ngày, trong khi  hoa hồng bình thường chỉ để được 4-5 ngày. Ông Hóa cho biết, loại hóa chất mình dùng biến đổi hoa là loại nhập về từ nước ngoài. Quy trình để biến đổi màu một cành hoa hồng cần bốn ngày. Mỗi ngày, gia đình chỉ làm được tối đa khoảng 200 cành. Tuy nhiên, ông không cho biết tên cụ thể của các loại hóa chất, vì “đây chính là bí quyết công nghệ”.

Tại Festival Hoa lần thứ Tư của Đà Lạt được tổ chức vào đầu năm 2012, ông Nguyễn Vũ Hoàng, tổng đạo diễn của lễ hội này mong muốn ông Hóa bán cho cành hoa để tặng khách. Tuy nhiên, ông Hóa đã không đáp ứng vì sợ... “lộ” bí quyết công nghệ.

Không phải giống mới

Ông Hóa thừa nhận: Hoa biến đổi màu không có tính đại diện cho cho một giống mới. Ông chỉ muốn có thêm một sản phẩm hoa đặc trưng, tăng giá trị gia tăng cho hoa Đà Lạt.


Ông Nguyễn Công Hóa, đang gây biến đổi màu trong ngày đầu. Ảnh: Thái Ngọc.

Kỹ sư Nguyễn Đình Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt (Rừng Hoa), một đơn vị chuyên sản xuất cây giống, hoa tiết lộ, cách biến đổi màu hoa tương tự như ông Hóa không có gì mới. Một số nước trên thế giới đã làm cách đây nhiều chục năm. Ngay tại công ty Rừng Hoa những năm trước đây cũng biến đổi màu của hoa cúc cắt cành bằng cách: pha dung dịch có màu vào nước trong bình cắm, sau đó cắm hoa cúc trắng vào. Hoa sẽ hút dung dịch tạo màu và có màu mới tùy thuộc vào màu dung dịch được pha. Cách tạo màu này đã làm giảm tuổi thọ của hoa cắm nên công ty Rừng Hoa không tiếp tục.

TS Phạm Thành Quân, trưởng khoa kỹ thuật hóa học. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM giải thích: khi pha chất tạo màu có tính a xít vào nước cắm hoa sẽ làm hoa cắm cành biến sang màu mới. Đây chỉ là hiện tượng nhuộm màu. Nguyên nhân do chất tạo màu có trong nước cắm theo đường hút nước, thẩm thấu của cành đưa lên nên hoa chuyển sang màu khác. Việc chuyển sang màu mới phụ thuộc vào chất tạo màu có trong nước và màu gốc của hoa. Ngoài ra việc tạo màu mới còn liên quan đến loại hóa chất gì, chất hỗ trợ dẫn ra sao. Tuy nhiên, không phải loại hoa nào khi pha chất tạo màu vào nước cắm cũng có thể ra màu mới.

“Đây chỉ là kỹ thuật mang tính thương mại, không phải mang tính tạo giống mới”, PGS.TS Dương Tấn Nhựt, Viện Sinh học Tây Nguyên tại Đà Lạt nhận xét.
(Nguồn: Báo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sự thực về ngoại tình: Phụ nữ nên đọc, đàn ông nên xem (24/12/2015)
Khi phụ nữ trả thù tình: Tình yêu chỉ là lừa dối (Phần 1) (24/12/2015)
Lý giải hiện tượng mèo sợ... dưa chuột đang gây sốt (22/12/2015)
Bà mẹ Pháp “liều” trị bỏng nặng cho con theo cách dân gian, hiệu quả bất ngờ (22/12/2015)
Giải mã hiện tượng bí ẩn: Hồn lìa khỏi xác (8/10/2014)
Tại sao 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây và 1 ngày có 24 giờ? (23/5/2014)
12 lý do để ăn dứa trong mùa hè (12/5/2014)
Vì sao tóc lại bạc? (7/5/2014)
Tại sao một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ? (5/5/2014)
Tại sao con người luôn muốn chinh phục đỉnh Everest? (25/4/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Vì sao băng tuyết có thể làm rơi máy bay? (5/4/2012)
Tại sao kem bớt ngon khi cất trong tủ lạnh gia đình (27/3/2012)
Vì sao Nga đón năm mới tới 9 lần? (3/1/2012)
Tại sao ông già Noel lại chọn tuần lộc cái kéo xe? (26/12/2011)
Thời gian có tính chất tuyệt đối không phụ thuộc vào hệ quy chiếu (21/12/2011)
Vì sao người ngã xuống Biển Chết không chìm? (20/12/2011)
Vì sao chúng ta không cảm thấy trái đất chuyển động? (9/12/2011)
Vì sao ong chúa sống lâu gấp 10 lần ong thường? (9/12/2011)
Tại sao Trăng trung thu lại to và đỏ hơn? (16/9/2011)
Thuỷ tinh có bị ăn mòn không? (11/6/2011)
Tại sao lá cây súng vua có thể đỡ được một người? (3/6/2011)
Tại sao ban ngày không nhìn thấy sao?  (3/6/2011)
Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới? (20/5/2011)
Vì sao châu chấu bay thành đàn? (19/5/2011)
Tại sao dơi sợ nước?  (17/5/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Khi phụ nữ trả thù tình: Tình yêu chỉ là lừa dối (Phần 1)
Sự thực về ngoại tình: Phụ nữ nên đọc, đàn ông nên xem
Vì sao tóc lại bạc?
Tại sao 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây và 1 ngày có 24 giờ?
Tại sao sao băng phát nổ?
Vì sao con người lại chớp mắt?
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt