banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Tin công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Xét nghiệm gene để sàng lọc vận động viên: Quá hấp tấp!
(www.phatminh.com) Trong khi Công ty Công nghệ sinh học Bionet tuyên bố có thể xét nghiệm gene để sàng lọc ra những vận động viên có tố chất trở thành ngôi sao trong thể thao , một số nhà khoa học cho rằng “đây là việc làm mạo hiểm”.
Trong khi Công ty Công nghệ sinh học Bionet tuyên bố có thể xét nghiệm gene để sàng lọc ra những vận động viên có tố chất trở thành ngôi sao trong thể thao (Đất Việt, 15/8), một số nhà khoa học cho rằng “đây là việc làm mạo hiểm”.

GS.TS Lê Đình Lương, Tổng thư ký Hội Di truyền học Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí “Di truyền học và ứng dụng”: “Quá mạo hiểm...”

GS.TS Lê Đình Lương: "Quá mạo hiểm..."
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Bionet trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay là hữu dụng nếu đóng vai trò là cầu nối giữa thị trường với các nhà khoa học khi Bionet đứng ra nhận mẫu rồi đưa đi các nơi cả trong và ngoài nước để xét nghiệm. Tuy nhiên, Bionet không công bố như vậy mà mô tả khác hẳn. Họ nói họ có hai phòng thí nghiệm đều được vận hành bằng robot, nhưng theo tôi biết thì Bionet không có phòng thí nghiệm. Vậy họ làm điều này bằng cách nào? Tôi không thể hiểu được...

Khả năng thể thao của con người là tính trạng phức tạp và chịu sự điều khiển của nhiều gene. Gene kết hợp cùng yếu tố môi trường và xã hội thì mới tạo nên khả năng thực tế của con người. Khả năng thể thao không tách rời yếu tố di truyền của con người nói chung và sức khỏe nói riêng. Đây là các đặc điểm rất phức tạp, chắc chắn là do rất nhiều gene quy định, chứ không thể chỉ do 18 gene quy định được.

Về mặt khoa học, dùng gene làm tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên (VĐV) ở giai đoạn hiện nay là mạo hiểm, dù có một số cơ quan, tổ chức ở nước ngoài đã làm nhưng chỉ mang tính tham khảo. Nếu đưa thành tiêu chuẩn để tuyển chọn thì sẽ khiến nhiều người bị oan. Con người sinh ra không giống nhau về cấu trúc di truyền và hoàn cảnh nuôi dưỡng, giáo dục, nên nếu chỉ dựa vào gene để quyết định thì sẽ gây ra bất công. Đây là một vấn đề khoa học nên nghiên cứu, và trên thực tế, người ta đã tìm ra một số gene có vai trò nào đó, nhưng chưa nên đưa thành tiêu chuẩn để lựa chọn VĐV.

Mặt khác, cần lưu ý về đạo đức sinh học. Dựa vào gene để loại trừ hay chấp nhận VĐV nào đó thì vô hình chung đã tạo ra  sự phân biệt chủng tộc, vì rất có khả năng mỗi chủng tộc có hoặc không có gene nhất định nào đó. Liên Hợp Quốc đã thành lập ra Ủy ban đạo đức sinh học. Nếu đưa tiêu chuẩn này ra để lựa chọn VĐV thì chúng ta có thể sẽ vi phạm luật đạo đức sinh học.

Ông Đỗ Đình Kháng, Trưởng bộ môn cử tạ (Tổng cục Thể dục thể thao): “Cần ủng hộ công nghệ mới”

“Công tác lựa chọn VĐV để đào tạo hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào thành tích của VĐV đó ở các giải nhỏ hoặc cấp cơ sở. Phương pháp tuyển chọn này có thể chưa đầy đủ, trong một số trường hợp có thể bỏ sót những VĐV có tiềm năng nhưng chưa bộc lộ ra ngoài. Vì thế, cần ủng hộ việc áp dụng thành tựu của KH-CN vào việc lựa chọn VĐV...”.

Xét nghiệm gene sàng lọc VĐV: Chưa rõ ràng

Xét nghiệm gene trong phòng thí nghiệm (Ảnh: Impactlab)
Tại Mỹ, một số công ty thương mại như Công ty Atlas Sports Genetics đang cung cấp dịch vụ xét nghiệm giá 149 USD (3,1 triệu đồng)/người để dự đoán khả năng phát triển thể thao của trẻ em. Quy trình rất đơn giản, họ chỉ cần lấy bông chuyên dụng rồi thấm vào thành má người được xét nghiệm để thu thập mẫu ADN, sau đó phòng thí nghiệm sẽ phân tích để tìm ra biến thể của gene ACTN3 – một gene trong hơn 20.000 gene thuộc hệ gene của con người. Mục đích là để xác định một người có khả năng đạt tốc độ tốt nhất trong các môn thể thao cần sức nhanh, mạnh như chạy nước rút hay bóng đá, hoạc môn thể thao cần sức chịu đựng như điền kinh, hoặc kết hợp cả hai yếu tố.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng xét nghiệm để tìm ra biến thể gene ACTN3 mới ở giai đoạn trứng nước và gần như là vô ích.

Theo bài đăng trên Thời báo New York ngày 29.11.2008, TS. Theodore Friedmann, giám đốc Chương trình liệu pháp gene hợp tác giữa ĐH California và Trung tâm y tế San Diego, phát biểu: “Tôi muốn được thấy nhiều nghiên cứu được tiến hành hơn nữa trước khi dịch vụ được cung cấp cho mọi người. Tôi không phủ nhận những gene này có vai trò trong thành công của VĐV, nhưng nó không rõ ràng như đen và trắng”.
(Nguồn: đất việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sáng nay hàng loạt thuê bao MobiFone bất ngờ bị mất liên lạc (1/4/2016)
Những điều vi diệu mà bạn không thể tin Google có thể làm (1/4/2016)
Cận cảnh chiếc iPad Pro vàng hồng có camera lồi vừa về Việt Nam (1/4/2016)
Ngắm iPhone 7 tuyệt đẹp với nhiều phiên bản màu mới (1/4/2016)
3 xu hướng công nghệ mới về camera mà smartphone thời nay buộc phải chú ý (21/3/2016)
Đánh giá Galaxy S7 và S7 edge: Kiệt tác gần hoàn hảo (21/3/2016)
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74 (8/3/2016)
Cây Bonsai bay lở lửng (8/3/2016)
Chiếc áo khoác đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ tới -200 độ C (8/3/2016)
Công nghệ camera radar 200 kg thu nhỏ còn như móng tay (8/3/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Súng diệt ruồi bằng đạn muối (16/8/2012)
Thử nghiệm máy bay siêu thanh của Mỹ đã thất bại (16/8/2012)
Vật liệu chống khuẩn mới (16/8/2012)
Lính Mỹ tương lai không cần ăn, ngủ  (15/8/2012)
Nhẫn điều khiển các thiết bị Android được công bố (15/8/2012)
Lenovo IdeaPad Z47 cho sinh viên (15/8/2012)
Tai nghe không dây mới của SVHouse (15/8/2012)
Công nghệ giúp xây nhà trong 24h đồng hồ (14/8/2012)
Da nhân tạo cho robot giống người (14/8/2012)
Thử nghiệm loại máy bay mất 46 phút đi khắp nước Mỹ (14/8/2012)
Chuyển kênh TV bằng cây kiểng (14/8/2012)
Dây đeo tay cảnh báo chống nắng  (14/8/2012)
Virus máy tính mới cực độc (13/8/2012)
Cảnh báo tên lửa bằng tin nhắn (13/8/2012)
Mỹ - Hàn Quốc: Phát triển sâu robot làm do thám (13/8/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74
iPhone 5 sẽ xuất hiện nửa đầu năm sau?
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng
“Choáng” với cấu hình của Sony Xperia Z3X vừa lộ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt